Câu hỏi số 1
Biết
Yếu tố nào kể sau không ảnh hưởng đến giá trị của số bội giác của kính lúp khi quan sát một vật kích thước cỡ mm khi ngắm chừng ở vô cực?
Kích thước của vật.
Đặc điểm của mắt.
Đặc điểm của kính lúp.
Đặc điểm của mắt và của kính lúp.
Câu hỏi số 2
Ngắm chừng ở điểm cực cận là
điều chỉnh kính hay vật sao cho vật nằm đúng ở điểm cực cận Cc của mắt.
điều chỉnh kính hay vật sao cho ảnh của vật nằm đúng ở điểm cực cận Cc của mắt.
điều chỉnh kính sao cho vật nằm đúng ở điểm cực cận Cc của mắt.
điều chỉnh vật sao cho vật nằm đúng ở điểm cực cận Cc của mắt.
Câu hỏi số 3
Số bội giác G của một dụng cụ quang là
tỉ số giữa góc trông ảnh của vật qua dụng cụ quang với góc trông trực tiếp vật.
tỉ số giữa góc trông trực tiếp vật với góc trông ảnh của vật qua dụng cụ quang.
tỉ số giữa góc trông ảnh của vật qua dụng cụ quang với góc trông trực tiếp vật lớn nhất.
tỉ số giữa góc trông ảnh của vật qua dụng cụ quang với góc trông trực tiếp vật khi vật đật ở điểm cực viễn của mắt.
Câu hỏi số 4
Số bội giác của kính lúp ngắm chừng ở vô cực phụ thuộc các yếu tố nào?
Tiêu cự của kính lúp và khoảng cực cận OCc của mắt.
Độ lớn của vật và khoảng cách từ mắt đến kính.
Tiêu cự của kính lúp và khoảng cách từ mắt đến kính.
Độ lớn của vật và khoảng cực cận OCc của mắt.
Câu hỏi số 5
Số bội giác của kính lúp ngắm chừng ở điểm cực cận không phụ thuộc (các) yếu tố nào?
Tiêu cự của kính lúp.
Độ lớn của vật.
Khoảng cách từ mắt đến kính.
Khoảng cực cận OCc của mắt.
Câu hỏi số 6
Trong trường hợp ngắm chừng nào thì số bội giác của kính lúp tỉ lệ nghịch với tiêu cự?
Ở vô cực.
Ở điểm cực viễn nói chung.
Ở điểm cực cận.
Ở vị trí bất kì.
Câu hỏi số 7
Với α là góc trong ảnh của vật qua dụng cụ quang học (kính lúp, kính hiển vi), α0 là góc trong vật trực tiếp vật đặt ở điểm cực cận của mắt, độ bội giác khi quan sát vật qua dụng cụ quang học là
G = α0/α.
G = cosα/cosα0.
G = α/α0.
G = tanα/tanα0.
Câu hỏi số 8
Một học sinh cận thị có các điểm Cc, Cv cách mắt lần lượt 10 cm và 90 cm. Học sinh này dùng kính lúp có độ tụ +10 dp để quan sát một vật nhỏ. Mắt đặt sát kính. Vật phải đặt trong khoảng nào trước kính?
5 cm ÷ 8 cm.
4 cm ÷ 9 cm.
5 cm ÷ 9 cm.
4 cm ÷ 8 cm.
Câu hỏi số 9
Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt OCc = 12 cm và điểm cực viễn cách mắt OCv. Người đó dùng một kính lúp có độ tụ 10 dp để quan sát một vật nhỏ, mắt đặt sát kính. Phải đặt vật trong khoảng trước kính lúp từ dc tới 80/9 cm thì mới có thể quan sát được. Giá trị (OCv – 11dc) bằng
25 cm.
15 cm.
40 cm.
20 cm.
Câu hỏi số 10
Một kính lúp có ghi 5× trên vành của kính. Người quan sát có khoảng cực cận OCc = 20 cm ngắm chừng ở vô cực để quan sát một vật. Số bội giác của kính có trị số nào?
5.
4.
2.
3.
Câu hỏi số 11
Dùng kính lúp có độ tụ 50 dp để quan sát vật nhỏ AB. Mắt có điểm cực cận cách mắt 20 cm đặt cách kính 5 cm và ngắm chừng ở điểm cực cận. Số bội giác của kính là
16,5.
8,5.
11.
20.
Câu hỏi số 12
Một người có khoảng cực cận 25 cm dùng kính lúp có tiêu cự 2 cm để quan sát một vật nhỏ AB. Người đó đặt vật trước kính một khoảng 1,9 cm, khi đặt mắt cách kính lúp 2 cm quan sát được ảnh của vật. Số bội giác là
12,5.
15.
10.
8.
Câu hỏi số 13
Một người có thể nhìn rõ các vật từ 26 cm đến vô cực. Người này dùng kính lúp có tiêu cự 10 cm để quan sát vật nhỏ. Kính đặt cách mắt một khoảng 2 cm thì độ phóng đại ảnh bằng 6. Số bội giác là
3,28.
3,7.
Câu hỏi số 14
Một người dùng kính lúp có tiêu cự 6 cm để quan sát một vật nhỏ, mắt cách kính 6 cm thì nhìn rõ vật. Biết năng suất phân li của mắt người đó là 3.10-4 rad. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên vật mà mắt còn phân biệt được qua kính lúp là
25 μm.
15 μm.
13 μm.
18 μm.
Câu hỏi số 15
Một người có khoảng cực cận OCc = 15 cm và khoảng nhìn rõ là 35 cm. Người này quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có tiêu cự 5 cm. Mắt đặt cách kính 10 cm. Năng suất phân li của mắt người này là 1ꞌ. Tính khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên vật mà mắt người này còn phân biệt được khi ngắm chừng ở điểm cực cận.
16,5 μm.
10,9 μm.
21,8 μm.
21,1 μm.
Thời gian còn lại 00:00
Số câu đã làm 0/15
Câu hỏi
đề thi liên quan
Vật lí 12: Chương 2 - Trắc nghiệm định tính
Trạng thái: Chưa làm
Số câu hỏi: 28 Giá bán: 10.000đ
Vật lí 12: Chương 2 - Trắc nghiệm định lượng
Số câu hỏi: 19 Giá bán: 10.000đ
Vật lí 12: Chương 3 - Trắc nghiệm định tính
Số câu hỏi: 34 Giá bán: 10.000đ
Vật lí 12: Chương 3 - Trắc nghiệm định lượng
Số câu hỏi: 25 Giá bán: 10.000đ
Vật lí 12: Chương 4 - Trắc nghiệm định tính
Số câu hỏi: 14 Giá bán: 10.000đ
Vật lý 11: Bài 1 - Chương 1
Số câu hỏi: 12 Giá bán: 10.000đ