Câu hỏi số 1

Thông hiểu

Biết

Một bình nhôm khối lượng 0,5 kg chứa 4 kg nước ở nhiệt độ 200C. Người ta thả vào bình một miếng sắt có khối lượng 0,2 kg đã được nung nóng tới 5000C. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. Cho nhiệt dung riêng của nhôm là 896 J/kg.K; của nước là 4,18.103 J/kg.K; của sắt là 0,46.103 J/kg.K. Nhiệt độ của nước khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 2

Thông hiểu

Biết

Người ta bỏ một miếng hợp kim chì và kẽm có khối lượng 70 g ở nhiệt độ 1360C vào một nhiệt lượng kế có nhiệt dung 50 J/K (nhiệt lượng cần để làm cho vật nóng thêm lên 1°C) chứa 100 g nước ở 14 0C. Biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt trong nhiệt lượng kế là 180C. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/kg.K; của kẽm là 337 J/kg.K; của chì là 126 J/kg.K. Khối lượng của kẽm và chì trong hợp kim trên lần lượt là mk và mch. Giá trị của mk/mch gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 3

Thông hiểu

Biết

Biết rằng, nội năng của n mol khí lý tưởng phân tử gồm hai nguyên tử ở nhiệt độ tuyệt đối T là \(U = \frac{5}{2}n{{R}}T\): trong đó R = 8,31 J/kgK. Người ta thực hiện công A = 124,65 J lên 2 mol khí lý tưởng phân tử gồm hai nguyên tử thì nhiệt độ của khối khí tăng thêm bao nhiêu độ? Biết trong quá trình đó không có sự truyền nhiệt.

Câu hỏi số 4

Thông hiểu

Biết

Một quả bóng khối lượng 100 g rơi từ độ cao 10 m xuống sân và nảy lên được 6 m. Lấy g = 9,8 m/s2. Độ biến thiên nội năng của hệ gồm quả bóng, mặt sân và không khí bằng bao nhiêu?

Câu hỏi số 5

Thông hiểu

Biết

Người ta cọ xát hai vật với nhau, nhiệt dung của hai vật lần lượt là 600 J/K và 800 J/K. Sau 1 phút người ta thấy nhiệt độ của mỗi vật tăng thêm 30 K. Công suất trung bình của việc cọ xát bằng

Câu hỏi số 6

Thông hiểu

Biết

Xác định độ biến thiên nhiệt độ của nước rơi từ độ cao 96 m xuống và đập vào cánh tuabin làm quay máy phát điện, biết rằng 60% thế năng của nước biến thành nội năng của nước. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/kg.K. Lấy g = 9,8 m/s2.

Câu hỏi số 7

Thông hiểu

Biết

Một viên đạn bằng bạc có khối lượng 2 g đang bay với tốc độ 220 m/s thì va chạm vào một bức tường gỗ. Nhiệt dung riêng của bạc là 234 J/(kg.K). Nếu coi viên đạn không trao đổi nhiệt với bên ngoài và toàn bộ công cản của bức tường chỉ dùng để làm nóng viên đạn thì nhiệt độ của viên đạn sẽ tăng thêm bao nhiêu độ?

Câu hỏi số 8

Thông hiểu

Biết

Một vật khối lượng 1 kg trượt trên một mặt phẳng nghiêng dài 0,80 m đặt nghiêng 30°. Ở đỉnh của mặt phẳng nghiêng, vận tốc của vật bằng 0; trượt tới chân mặt phẳng nghiêng, tốc độ của vật đạt 1,4 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Tính nhiệt lượng do vật toả ra do ma sát.

Câu hỏi số 9

Thông hiểu

Biết

Trong một thí nghiệm, người ta thả rơi tự do một mảnh thép từ độ cao 500 m, khi tới mặt đất nó có tốc độ 40 m/s. Cho biết nhiệt dung riêng của thép c = 460 J/kg.K và lấy g = 10 m/s2. Mảnh thép đã nóng thêm bao nhiêu độ khi chạm đất, nếu cho rằng toàn bộ công cản của không khí chỉ dùng để làm nóng mảnh thép?

Câu hỏi số 10

Thông hiểu

Biết

Có hai quả cầu bằng chì giống nhau có nhiệt dung riêng là c, chuyển động đến va chạm mềm trực diện với tốc độ lần lượt là v và 3v. Cho rằng, toàn bộ phần cơ năng bị giảm chuyển thành nội năng của hai quả cầu. Độ tăng nhiệt độ Δt của hai quả cầu.

Câu hỏi số 11

Thông hiểu

Biết

Một viên đạn chì phải có tốc độ tối thiểu là bao nhiêu để khi nó va chạm vào vật cản cứng thì nóng chảy hoàn toàn? Cho rằng 70% động năng của viên đạn chuyển thành nội năng của nó khi va chạm; nhiệt độ của viên đạn trước khi va chạm là 127°C. Cho biết nhiệt dung riêng của chì là c = 130 J/kg.K; nhiệt độ nóng chảy của chì là 327°C, nhiệt nóng chảy riêng của chì là λ = 25 kJ/kg.

Câu hỏi số 12

Thông hiểu

Biết

Trong một xilanh đặt nằm ngang có một lượng không khí thể tích 5,46 dm3 ở điều kiện chuẩn (nhiệt độ 00C, áp suất 101,3 kPa). Người ta hơ nóng xilanh sao cho nhiệt độ tăng thêm 40°C và pit-tông dịch chuyển đều trong khi áp suất của không khí trong xilanh coi như không đổi. Bỏ qua ma sát giữa pit-tông và xilanh. Công do lượng khí sinh ra khi dãn nở gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 13

Thông hiểu

Biết

Tính nhiệt lượng tỏa ra khi một miếng sắt có khối lượng 2 kg ở nhiệt độ 5000C hạ xuống còn 800C. Biết nhiệt dung riêng của sắt là 478 J/kg.K.

Câu hỏi số 14

Thông hiểu

Biết

Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun nóng 5 kg nước từ nhiệt độ 300C lên 1000C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4,18.103 J/kg.K.

Câu hỏi số 15

Thông hiểu

Biết

Tính nhiệt lượng cần thiết để đun 5 kg nước từ 250C đến 1000C trong một cái thùng bằng sắt có khối lượng 1,5 kg. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K và của sắt là 460 J/kg.K.

Câu hỏi số 16

Thông hiểu

Biết

Một bình nhôm khối lượng 0,5 kg chứa 0,12 kg nước ở nhiệt độ 30°C. Người ta thả vào bình một miếng sắt khối lượng 0,2 kg đã được nung nóng tới 75°C. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. Nhiệt dung riêng của nhôm là 896 J/(kg.K); của nước là 4,18.103 J/(kg.K); của sắt là 0,103 J/(kg.K). Nhiệt độ của nước khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 17

Thông hiểu

Biết

Một nhiệt lượng kế bằng đồng thau khối lượng 128 g chứa 210 g nước ở nhiệt độ 8,40C. Người ta thả một miếng kim loại khối lượng 184 g đã nung nóng tới 1000C vào nhiệt lượng kế. Biết nhiệt độ khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt là 21,50C. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4,18.103 J/kg.K; của đồng thau là 0,128.103 J/kg.K. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. Nhiệt dung riêng của chất làm miếng kim loại gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 18

Thông hiểu

Biết

Người ta bỏ một miếng hợp kim chì và kẽm có khối lượng 80 g ở nhiệt độ 1360C vào một nhiệt lượng kế có nhiệt dung 50 J/K (nhiệt lượng cần để làm cho vật nóng thêm lên 1K) chứa 100 g nước ở 140C. Biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt trong nhiệt lượng kế là 180C. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/kg.K; của kẽm là 337 J/kg.K; của chì là 126 J/kg.K. Khối lượng của kẽm và chì trong hợp kim trên lần lượt là mk và mch. Giá trị của mk/mch gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 19

Thông hiểu

Biết

Để xác định nhiệt độ của một cái lò, người ta đưa vào lò một miếng sắt khối lượng 23 g. Khi miếng sắt có nhiệt độ bằng nhiệt độ của lò, người ta lấy ra và thả ngay vào một nhiệt lượng kế chứa 450 g nước ở nhiệt độ 15°C. Nhiệt độ của nước tăng lên tới 22,5°C. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. Biết nhiệt dung riêng của sắt là 478 J/(kg.K), của nước là 4 180J/(kg.K). Nếu bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của nhiệt lượng kế thì nhiệt độ của lò gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 20

Thông hiểu

Biết

Để xác định nhiệt độ của một lò nung, người ta đưa vào lò một miếng sắt có khối lượng 23 g. Khi miếng sắt có nhiệt độ bằng nhiệt độ của lò, người ta lấy ra và thả ngay vào một nhiệt lượng kế có khối lượng 200 g có chứa 450 g nước ở nhiệt độ 150C thì nhiệt độ của nước trong nhiệt lượng kế tăng lên đến 22,50C. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. Cho nhiệt dung riêng của sắt là 478 J/kg.K; của chất làm nhiệt lượng kế là 418 J/kg.K; của nước là 4,18.103 J/kg.K. Nhiệt độ của lò gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 21

Thông hiểu

Biết

Để xác định nhiệt độ của một cái lò, người ta đưa vào lò một miếng sắt khối lượng 23 g. Khi miếng sắt có nhiệt độ bằng nhiệt độ của lò, người ta lấy ra và thả ngay vào một nhiệt lượng kế chứa 450 g nước ở nhiệt độ 15°C. Nhiệt độ của nước tăng lên tới 23,5°C. Biết nhiệt dung riêng của sắt là 478 J/(kg.K), của nước là 4 180J/(kg.K). Nếu bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của nhiệt lượng kế thì từ số liệu xác định được nhiệt độ của lò là t0. Thực ra nhiệt lượng kế có khối lượng là 200 g và làm bằng chất có nhiệt dung riêng là 418 J/(kg.K). Hỏi nhiệt độ xác định t0 sai bao nhiêu phần trăm so với nhiệt độ của lò?

Câu hỏi số 22

Thông hiểu

Biết

Một bình chứa 14 g khí nitơ ở nhiệt độ 27°C và áp suất 1 atm. Sau khi hơ nóng, áp suất trong bình chứa khí tăng lên tới 4 atm. Biết nhiệt dung riêng của nitơ trong quá trình nung nóng đẳng tích là cV = 742 J/(kg.K). Coi sự nở vì nhiệt của bình là không đáng kể. Nhiệt lượng cần cung cấp cho khí nitơ là Q và độ tăng nội năng của khí là ΔU. Giá trị của (Q + ΔU) gần giá trị nào nhất sau đây?

Thời gian còn lại 00:00

Số câu đã làm 0/22

Câu hỏi

1 2 3 4 5
6 7 8 9 10
21 22

đề thi liên quan