Câu hỏi số 1
Biết
Dao động cơ tắt dần
có biên độ giảm dần theo thời gian.
có biên độ tăng dần theo thời gian.
luôn có hại.
luôn có lợi.
Câu hỏi số 2
Giảm xóc của ôtô là ứng dụng của
dao động tắt dần.
dao động duy trì.
dao động cưỡng bức.
dao động tự do.
Câu hỏi số 3
Một con lắc đơn có chiều dài dây treo là ℓ dao động điều hòa với biên cong S0. Biên độ góc α0 (rad) của con lắc khi dao động điều hòa bằng
ℓ2S0
S0/ℓ
ℓ/S0
ℓS0
Câu hỏi số 4
Hai dao động cùng phương có phương trình là x1 = A1cos(ωt + φ1) và x2 = A2cos(ωt + φ2) . Dao động tổng hợp của hai dao động đó có li độ là
\({{x}} = \sqrt {{{x}}_1^2 + {{x}}_2^2 + 2{{{x}}_1}{{{x}}_2}\cos ({\varphi _2} - {\varphi _1})} \)
\({{x}} = {{{x}}_1} - {{{x}}_2}\)
\({{x}} = {{{x}}_1} + {{{x}}_2}\)
\({{x}} = \sqrt {{{x}}_1^2 + {{x}}_2^2 - 2{{{x}}_1}{{{x}}_2}\cos ({\varphi _2} - {\varphi _1})} \)
Câu hỏi số 5
Chọn phát biểu không đúng. Hợp lực tác dụng vào chất điểm dao động điều hoà
luôn hướng về vị trí cân bằng.
biến thiên điều hoà theo thời gian.
có biểu thức F = -kx.
có độ lớn không đổi theo thời gian.
Câu hỏi số 6
Một con lắc lò xo gồm vật khối lượng m, gắn vào một đầu lò xo có độ cứng k. Con lắc dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng với phương trình x = Acos(ωt + φ) . Mốc tính thế năng ở vị trí cân bằng. Thế năng của con lắc tại li độ x bằng
kx2
kx
\(\frac{1}{2}{{k}}{{{x}}^2}\)
\(\frac{1}{2}{{kx}}\)
Câu hỏi số 7
Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và có độ lệch pha là Δφ. Biên độ dao động tổng hợp của vật đạt giá trị cực tiểu khi
Δφ = (k + 1)π với k = 0, ±1, ±2, ±3,...
Δφ = kπ với k = 0, ±1, ±2, ±3,...
Δφ = 2kπ với k = 0, ±1, ±2, ±3,...
Δφ = (2k + 1)π với k = 0, ±1, ±2, ±3,...
Câu hỏi số 8
Một vật dao động điều hòa trên trục Ox. Khi vật có li độ x thì nó có gia tốc là a. Đại lượng được tính bằng \(\sqrt { - \frac{a}{x}}\) được gọi là
tần số góc.
cơ năng.
vận tốc.
tần số.
Câu hỏi số 9
Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, có biên độ lần lượt là A1, A2, dao động cùng pha. Dao động tổng hợp có biên độ được tính theo công thức
\(A = \sqrt {A_1^2 - A_2^2} \)
\({{A}} = \sqrt {{{A}}_1^2 + {{A}}_2^2} \)
\({{A}} = |{{{A}}_1} - {{{A}}_2}|\)
\({{A}} = {{{A}}_1} + {{{A}}_2}\)
Câu hỏi số 10
Trong dao động điều hoà, gia tốc biến đổi
ngược pha với vận tốc.
cùng pha với vận tốc.
sớm pha π/2 so với vận tốc.
trễ pha π/2 so với vận
Câu hỏi số 11
Khi nói về dao động duy trì của một con lắc, phát biểu nào sau đây đúng?
Biên độ dao động giảm dần, tần số của dao động không đổi.
Biên độ dao động không đổi, tần số của dao động giảm dần.
Cả biên độ dao động và tần số của dao động đều giảm dần.
Cả biên độ dao động và tần số của dao động đều không đổi.
Câu hỏi số 12
Một hệ có tần số riêng f0 dao động trong môi trường nhờ tác dụng của một ngoại lực biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số f thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Mối liên hệ giữa f và f0 là
\({{{f}}_0} = \sqrt 2 {{f}}\)
f = f0
f = 0,5f0
f = 2f0
Câu hỏi số 13
Dao động cưỡng bức có
biên độ giảm dần theo thời gian.
tần số luôn bằng tần số riêng của hệ dao động.
tần số luôn bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.
biên độ chỉ phụ thuộc vào biên độ ngoại lực cưỡng bức.
Câu hỏi số 14
Một con lắc đơn có chiều dài dây treo là ℓ, đặt ở nơi có gia tốc trọng trường là g. Chu kì dao động riêng của con lắc được tính bằng công thức
\({{T}} = 2\pi \sqrt {\frac{{{g}}}{\ell }} \)
\({{T}} = \sqrt {\frac{\ell }{{{g}}}} \)
\({{T}} = \sqrt {\frac{{{g}}}{\ell }} \)
\({{T}} = 2\pi \sqrt {\frac{\ell }{{{g}}}} \)
Câu hỏi số 15
Hệ dao động có tần số dao động riêng bằng 5 Hz chịu tác dụng của ngoại lực cưỡng bức biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số bằng 10 Hz. Tần số dao động của hệ là
20 Hz
15 Hz
10 Hz
5 Hz
Câu hỏi số 16
Một con lắc lò xo có độ cứng 40 N/m dao động điều hòa với chu kì 0,1 s. Lấy π2 = 10. Khối lượng vật nhỏ của con lắc là
7,5 g
10 g
12,5 g
5,0 g
Câu hỏi số 17
Tại một nơi trên mặt đất, một con lắc đơn dao động điều hòa tự do với tần số 1 Hz. Nếu chiều dài của con lắc tăng 4 lần thì tần số dao động điều hòa tự do của con lắc lúc này là
0,5 Hz
0,2 Hz
2 Hz
4 Hz
Câu hỏi số 18
Một con lắc đơn dao động điều hòa với tần số góc bằng 4 rad/s tại một nơi có gia tốc trọng trường là 10 m/s2. Chiều dài dây treo của con lắc là
125 cm
100 cm
50 cm
62,5 cm
Câu hỏi số 19
Một vật nhỏ dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(π/3t + π/2) cm, to bằng s. Pha của dao động tại thời điểm t = 1 s là
3π/4
5π/6
π/2
π
Câu hỏi số 20
Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = Acos(5t + π/2) cm. Khi cách vị trí cân bằng 4 cm thì độ lớn gia tốc của chất điểm là
0,4π cm/s2
0,2 m/s2
1 m/s2
0,8 m/s2
Câu hỏi số 21
Con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng m = 100 g và lò xo nhẹ có độ cứng k = 100 N/m. Tác dụng một ngoại lực cưỡng bức biến thiên điều hòa với biên độ F0 và tần số f1 = 6 Hz thì biên độ dao động là A1. Nếu giữ nguyên biên độ F0 mà tăng tần số ngoại lực đến f2 = 10 Hz thì biên độ dao động ổn định là A2. So sánh A1 và A2
A1 < A2
A1 > A2
A1 = 2A2
A1 = A2
Câu hỏi số 22
Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ 5 cm. Trong quá trình dao động, chiều dài lớn nhất của lò xo là 40 cm. Khi vật nhỏ của con lắc đi qua vị trí cân bằng thì chiều dài của lò xo là
35 cm
10 cm
30 cm
25 cm
Câu hỏi số 23
Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang, trong quá trình dao động lực đàn hồi cực đại bằng 0,5 N và gia tốc cực đại bằng 50 cm/s2. Khối lượng của vật bằng
2 kg
1,5 kg
0,5 kg
1 kg
Câu hỏi số 24
Một vật nhỏ đang dao động điều hòa với chu kì T = 1 s. Tại thời điểm t1 nào đó, li độ của vật là -2 cm. Tại thời điểm t2 = t1 + 0,25 (s), vận tốc của vật có giá trị bằng
-2π cm/s
-4π cm/s
2π cm/s
4π cm/s
Câu hỏi số 25
Một chất điểm dao động điều hòa có vận tốc cực đại là 50 cm/s. Tại thời điểm mà li độ bằng một nửa biên độ thì chất điểm có tốc độ là
\(25\sqrt 2\) cm/s
\(25\sqrt 3\) cm/s
25 cm/s
30 cm/s
Câu hỏi số 26
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ gắng với một lò xo có độ cứng 100 N/m, dao động điều hòa với biên độ 5 cm. Lực kéo về tác dụng vào con lắc có độ lớn cực đại là
500 N
0,25 N
0,125 N
5 N
Câu hỏi số 27
Cho một vật dao động điều hòa với phương trình x = 10cos(2πt – π/6) cm (t tính bằng s). Thời điểm đầu tiên vật đi qua vị trí cân bằng là
1/3 s
1/6 s
1/12 s
2/3 s
Câu hỏi số 28
Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và ngược pha có biên độ là A1 và A2 với A2 = 5A1. Dao động tổng hợp có biên độ bằng
2A1
6A1
4A1
A1
Câu hỏi số 29
Một vật dao động điều hoà có phương trình dao động là x = 5cos(2πt + π/3) cm. Vận tốc của vật khi có li độ x = 3 cm
12,56 cm/s
±25 cm/s
-25 cm/s
Câu hỏi số 30
Một con lắc đơn dây treo có chiều dài 1,6 m, treo tại nơi có gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Kích thích cho con lắc dao động bé với biên độ góc bằng 0,15 rad. Bỏ qua ma sát và lực cản. Tốc độ cực đại của con lắc là
1,5 m/s
0,375 m/s
0,6 m/s
16,67 m/s
Câu hỏi số 31
Một con lắc đơn dao động bé với ma sát không đáng kể. Nếu tăng chiều dài dây treo con lắc thêm 55 cm thì chu kì con lắc thay đổi 20%. Chiều dài của dây treo ban đầu là
150 cm
120 cm
110 cm
Câu hỏi số 32
Một con lắc đơn gồm dây treo dài 50 cm và vật nhỏ có khối lượng 100 g dao động điều hòa với biên độ góc 5o, tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Lấy π = 3,14. Cơ năng của con lắc có giá trị bằng
1,90 mJ
1,18 mJ
2,18 mJ
2,90 mJ
Câu hỏi số 33
Hiểu
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật nặng m = 100 g, lò xo có độ cứng k = 40 N/m. Từ vị trí cân bằng kéo vật xuống dưới 5 cm rồi thả nhẹ cho nó dao động điều hòa. Lấy g = 10 m/s2 (π2 = 10). Tốc độ trung bình của vật trong khoảng thời gian lò xo bị nén là
3/π (m/s)
15/π (m/s)
30/π (cm/s)
1,5/π (m/s)
Câu hỏi số 34
Một con lắc lò xo được treo vào một điểm cố định đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của lực đàn hồi F mà lò xo tác dụng lên vật nhỏ của con lắc theo thời gian t. Lấy g = 10 m/s2. Gia tốc của vật nhỏ tại thời điểm ban đầu có độ lớn là
12,6 m/s2
25,3 m/s2
28,3 m/s2
14,1 m/s2
Câu hỏi số 35
Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình x1 = 4cos(6πt + π/3) cm và x2 = 4\(\sqrt 3 \)cos(6πt – π/6) cm. Khi dao động tổng hợp của hai dao động này có li độ 4 cm và đang giảm thì x2 có giá trị là
\(4\sqrt 3\) cm
6 cm
\(2\sqrt 3\) cm
4 cm
Câu hỏi số 36
Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên mặt phẳng ngang không ma sát theo phương trình x = 5cos(10t - π/3) cm, t tính bằng s. Biết vật nặng có khối lượng m = 100 g. Tại thời điểm vật đi được quãng đường s = 15 cm (kể từ t = 0), độ lớn lực đàn hồi tác dụng vào vật là
0,20 N
1,50 N
0,75 N
Câu hỏi số 37
Vận dụng
Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương có li độ lần lượt là x1 và x2. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x theo thời gian t. Biên độ dao động của vật là
9 cm
\(6\sqrt 2\) cm
5 cm
Câu hỏi số 38
Một chất điểm dao động điều hòa dọc theo trục tọa độ Õ với tần số f = 1 Hz, cơ năng bằng W. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự thay đổi của động năng Wđ theo thế năng Wt của một chất điểm. Ở thời điểm t nào đó, trạng thái năng lượng của vật có vị trí M như trên đồ thị, lúc này chất điểm đang ở li độ x = 2 cm. Khi vật có trạng thái năng lượng ở vị trí N trên đồ thị thì tốc độ của vật bằng
6π cm/s
8π cm/s
Câu hỏi số 39
Một con lắc đơn có vật nhỏ có khối lượng 100 g mang điện tích 2.10-5 C được treo ở một nơi trên mặt đất trong điện trường đều có cường độ điện trường \(\vec{E}\). Lấy g = 10 m/s2. Khi \(\vec{E}\) hướng thẳng đứng xuống dưới thì con lắc dao động điều hòa với chu kì T1. Khi \(\vec{E}\) có phương nằm ngang thì con lắc dao động điều hòa với chu kì T2. Biết trong hai trường hợp, độ lớn E của cường độ điện trường bằng nhau. Thay đổi E để tỉ số T1/T2 có giá trị nhỏ nhất thì giá trị của E gần nhất với giá trị nào sau đây?
2,6.104 V/m
5,2.104 V/m
5,8.104 V/m
2,5.104 V/m
Câu hỏi số 40
Một chất điểm có khối lượng m = 300 g thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ, có li độ phụ thuộc thời gian như hình vẽ. Nếu t2 – t1 = 1/6 s thì cơ năng của chất điểm gần giá trị nào nhất sau đây?
36,1 mJ
37,9 mJ
72,1 mJ
74,8 mJ
Thời gian còn lại 00:00
Số câu đã làm 0/40
Câu hỏi