Câu hỏi số 1
Biết
Tai ta nghe nốt la của đàn ghita khác nốt la của đàn violon là vì hai âm đó khác nhau về
tần số.
mức cường độ âm.
âm sắc.
cường độ âm.
Câu hỏi số 2
Lực tương tác điện giữa hai điện tích điểm q1 và q2 đặt trong môi trường có hằng số điện môi ε:
\(F=k\varepsilon\frac{|q_1q_2|}{r^2}\)
\(F=\frac{\varepsilon|q_1q_2|}{r^2}\)
\(F=k\frac{|q_1q_2|}{\varepsilon r^2}\)
\(F=\frac{|q_1q_2|}{\varepsilon r^2}\)
Câu hỏi số 3
Đơn vị đo cường độ âm là
oát trên mét vuông (W/m2).
niutơn trên mét vuông (N/m2).
Ben (B)
oát trên mét (W/m).
Câu hỏi số 4
Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?
Sóng dọc lan truyền được trong chất khí.
Sóng ngang lan truyền được trong chất khí.
Sóng ngang lan truyền được trong chất rắn.
Sóng dọc lan truyền được trong chất rắn.
Câu hỏi số 5
Một sóng dọc truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần từ môi trường
vuông góc với phương truyền sóng.
là phương ngang.
trùng với phương truyền sóng.
là phương thẳng đứng.
Câu hỏi số 6
Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 5cos(2πt + π/4) (cm) . Tần số góc của dao động là
π/4 rad
5 rad
2π rad
10π rad
Câu hỏi số 7
Đặt điện áp u = U0cos(ωt) (V) vào hai đầu cuộn cảm có độ tự cảm L. Cảm kháng của cuộn dây là
U0ωL
1/ωL
ωL
U0/ωL
Câu hỏi số 8
Mối liên hệ giữa điện áp hiệu dụng U và điện áp cực đại U0 giữa hai đầu một đoạn mạch xoay chiều là
U = 2U0
U = \(\sqrt2\)U0
U = U0/\(\sqrt2\)
U = U0/2
Câu hỏi số 9
Một con lắc đơn có chiều dài ℓ dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Tần số góc dao động của con lắc là
\(2\pi\sqrt{\frac{g}{\ell}}\)
\(2\pi\sqrt{\frac{\ell}{g}}\)
\(\sqrt{\frac{g}{\ell}}\)
\(\sqrt{\frac{\ell}{g}}\)
Câu hỏi số 10
Đặt điện áp u = U0cosωt (U0 > 0, ω > 0) vào hai đầu cuộn dây thuần cảm L. Cường độ dòng điện cực đại qua cuộn dây thuần cảm là
U0/L
\(\frac{U_0\sqrt2}{\omega L}\)
\(\frac{U_0}{\sqrt2\omega L}\)
Câu hỏi số 11
Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, bộ phận nào sau đây đặt ở máy thu thanh dùng để biến dao động điện thành dao động âm có cùng tần số?
Mạch tách sóng.
Loa.
Anten thu.
Mạch khuếch đại.
Câu hỏi số 12
Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, góc giữa vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến là α. Từ thông qua diện tích S tính theo công thức:
Φ = BScosα
Φ = BSsinα
Φ = BStanα
Φ = BS
Câu hỏi số 13
Một con lắc lò xo có độ cứng k dao động điều hòa dọc theo trục Ox nằm ngang. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi vật ở vị trí có li độ x thì thế năng của vật là
\(\frac{1}{2}kx.\)
\(\frac{1}{2}{kx}^2.\)
kx2
kx
Câu hỏi số 14
Đặt điện áp xoay chiều có tần số góc ω vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L mắc nối tiếp. Hệ số công suất cosφ của mạch được xác định bởi công thức
\(cos\varphi=\frac{\sqrt{R^2+(\omega L)^2}}{R}\)
\(cos\varphi=\frac{\sqrt{R^2-(\omega L)^2}}{R}\)
\(cos\varphi=\frac{R}{\sqrt{R^2+(\omega L)^2}}\)
\(cos\varphi=\frac{R}{\sqrt{R^2-(\omega L)^2}}\)
Câu hỏi số 15
Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = Ccos(ωt + φ), C > 0. Đại lượng C được gọi là
pha của dao động.
pha ban đầu của dao động.
tần số góc của dao động.
biên độ của dao động.
Câu hỏi số 16
Cho một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + φ ), A > 0 và ω > 0. Trong phương trình dao động đó, φ được gọi là
tần số góc.
pha của dao động ở thời điểm t.
Câu hỏi số 17
Cho mạch R, L, C mắc nối tiếp. Đặt điện áp xoay chiều u vào 2 đầu đoạn mạch. Gọi u1, u2, u3 lần lượt là điện áp tức thời hai đầu điện trở thuần, cuộn dây, tụ điện. Biểu thức đúng là
u = u1 + u2 + u3
\(u^2=u_1^2+{(u_2-u_3)}^2\)
\(u^2=u_1^2+u_2^2+u_3^2\)
u = u1 + u2 - u3
Câu hỏi số 18
Tính chất cơ bản của từ trường là
gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.
gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.
gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.
gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.
Câu hỏi số 19
Phát biểu không đúng về tính chất của sóng điện từ là
Sóng điện từ mang năng lượng.
Sóng điện từ có thể phản xạ, khúc xạ, giao thoa.
Sóng điện từ là sóng ngang.
Sóng điện từ không truyền được trong chân không.
Câu hỏi số 20
Khi nói về dao động cơ tắt dần, phát biểu nào sau đây sai?
Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.
Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian.
Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt càng nhanh.
Dao động tắt dần có động năng giảm dần theo thời gian.
Câu hỏi số 21
Một con lắc lò xo có k = 50 N/m và m = 500 g. Dao động riêng của con lắc này có tần số góc là
0,1π rad/s .
100 rad/s .
0,5π rad/s .
10 rad/s .
Câu hỏi số 22
Đặt điện áp u = U0cos(100πt) (V) vào hai đầu tụ điện có điện dung C = 10-4/π (F). Dung kháng của tụ điện là
100Ω .
150Ω .
200Ω .
50Ω .
Câu hỏi số 23
Hiểu
Cho một vật dao động điều hòa vơi phương trình x = 10cos(2πt - π/6) cm (t tính bằng s). Thời điểm đầu tiên vật đi qua vị trí cân bằng là
1/3 s
1/12 s
2/3 s
1/6 s
Câu hỏi số 24
Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 10 cm đến 60 cm. Khi đeo kính chữa tật của mắt, người này nhìn rõ được các vật đặt gần nhất cách mắt
25,0 cm .
12,0 cm .
14,0 cm .
20 cm
Câu hỏi số 25
Đặt điện áp u = U0cos(ωt - π/4) V vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện thì cường độ dòng điện qua mạch i = I0cos(ωt + φ) A. Giá trị của φ bằng
3π/4
π/4
-3π/4
-π/4
Câu hỏi số 26
Một nguồn sóng O dao động trên mặt nước, tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 50 cm/s. Người ta thấy các vòng tròn sóng chạy ra có chu vi thay đổi với tốc độ là
50 cm/s.
100 cm/s.
50π cm/s.
100π cm/s.
Câu hỏi số 27
Một vật nhỏ khối lượng 100 g dao động điều hòa theo phương trình x = 10cos8t (x tính bằng cm, t tính bằng s). Lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại là
0,8 N
64 N.
0,64 N.
6,4 N.
Câu hỏi số 28
Trên một sợi dây đàn hồi dài 100 cm với hai đầu A và B cố định đang có sóng dừng. Không kể hai đầu A và B, trên dây có 3 nút sóng. Bước sóng trên dây có giá trị là
50 cm
100/3 cm
200/3 cm
Câu hỏi số 29
Sóng cơ lan truyền trong môi trường dọc theo trục Ox với phương trình là u = 4cos(20πt - 0,4πx) (mm); x tính bằng xentimét, t tính bằng giây. Tốc độ truyền sóng trong môi trường là
5 m/s
2 m/s
0,5 m/s
20 m/s
Câu hỏi số 30
Mạch chọn sóng của một máy thu sóng vô tuyến gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 0,4/π H và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh 10/9π pF thì mạch này thu được sóng điện từ có bước sóng bằng
300 m.
100 m
400 m
200 m
Câu hỏi số 31
Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với chu kì T. Biết điện tích cực đại của một bản tụ điện có độ lớn là 10-8 C và cường độ dòng điện cực đại qua cuộn cảm là 62,8 mA . Giá trị của T là
4 μs .
2 μs .
1 μs .
3 μs .
Câu hỏi số 32
Vận dụng
Đặt vào hai đầu mạch điện RLC nối tiếp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi thì điện áp hiệu dụng trên các phần tử R, L, và C đều bằng nhau và bằng 100 V. Khi tụ bị nối tắt thì điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở bằng:
\(50\sqrt2\) V
100 V
50 V
\(100\sqrt2\) V
Câu hỏi số 33
Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động cùng phương có phương trình lần lượt là x1 = 3\(\sqrt3\)cos(10t + π/2) cm và x2 = A2cos(10t + π/6) cm A2 > 0, t tính bằng s). Tại t = 0, gia tốc của vật có độ lớn là 450 cm/s2. Biên độ dao động của vật là
12 cm
9 cm
18 cm
\(6\sqrt3\) cm
Câu hỏi số 34
Một mạch dao động phát sóng điện từ gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm không đổi và một tụ xoay có thể thay đổi điện dung. Nếu tăng điện dung thêm 7pF thì bước sóng điện từ do mạch phát ra tăng từ 9 m đến 12 m. Nếu tiếp tục tăng điện dung của tụ thêm 9pF thì sóng điện từ do mạch phát ra có bước sóng là
30 m
25 m
15 m
20 m
Câu hỏi số 35
Cho đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C như hình vẽ. Nếu đặt điện áp xoay chiều u = U0cos(ωt) vào hai điểm A,M thì thấy cường độ dòng điện qua mạch sớm pha π/4 rad so với điện áp trong mạch. Nếu đặt điện áp đó vào hai điểm A,B thì thấy cường độ dòng điện trễ pha π/4 rad so với điện áp hai đầu đoạn mạch. Tỉ số giữa dung kháng của tụ điện và cảm kháng của cuộn dây có giá trị là
0,5.
1.
3.
2.
Câu hỏi số 36
Một máy biến áp lý tưởng có số vòng dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp lần lượt là N1 và N2. Biết N1 + N2 = 5500 vòng. Nối hai đầu cuộn sơ cấp vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 240, cuộn thứ cấp được nối với đoạn mạch gồm một cuộn dây mắc nối tiếp với một tụ điện. Điện áp hai đầu cuộn dây và hai đầu tụ điện lần lượt là ud = 90\(\sqrt2\)cos(100πt + π/3) V; uC = 90\(\sqrt2\)cos(100πt - π/3) V. Số vòng dây cuộn sơ cấp là
2500 vòng
4000 vòng
3500 vòng
1500 vòng
Câu hỏi số 37
Đặt điện áp uAB = 60\(\sqrt2\)cos(300t + π/3) V vào hai đầu đoạn mạch AB như hình bên, trong đó R = 150 Ω và điện dung C của tụ thay đổi được. Khi C = C1 thì điện tích của bản tụ điện nối vào N là qN = 5\(\sqrt2\) .10-4cos(300t + π/6) C. Trong các biểu thức, t tính bằng s. Khi C = C2 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở đạt giá trị cực đại, giá trị đó bằng
30 V
90 V
45 V
60 V
Câu hỏi số 38
Đặt điện áp u = U\(\sqrt2\)cos(ωt + φ) (V) (U và ω là các hằng số dương, φ không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm đoạn AM chứa cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi và MB chứa điện trở R nối tiếp tụ C. Điều chỉnh độ tự cảm đến các giá trị L1 và L2 thì hiệu điện thể tức thời hai đầu cuộn cảm tương ứng là uL1 = acosωt (V) và uL2 = a\(\sqrt2\)cos(ωt + π/3) (V). Biết rằng điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch MB ứng với L1 và L2 là 100\(\sqrt3\) V và 200 V. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
200 V
211 V
220 V
180 V
Câu hỏi số 39
Một vật chuyển động tròn đều xung quanh điểm O với đường kính 60 cm được gắn một thiết bị thu âm. Hình chiếu của vật này lên trục Ox đi qua tâm của đường tròn chuyển động với phương trình x = Acos(10t + φ). Một nguồn phát âm đẳng hướng đặt tại điểm M trên trục Ox và cách O đoạn 150 cm. Tại thời điểm t = 0, mức cường độ âm đo được có giá trị lớn nhất và bằng 60 dB. Tại thời điểm mà hình chiếu của vật đạt tốc độ 1,5\(\sqrt3\) m/s lần thứ 2023 thì mức cường độ âm đo được có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây?
55 dB
57,7 dB
55,8 dB
50,7 dB
Câu hỏi số 40
Cho cơ hệ gồm có một vật nặng có khối lượng m = 300 g được buộc vào sợi dây không dãn vắt qua ròng rọc, một đầu dây buộc cố định vào vật khối lượng M = 1,2 kg. Ròng rọc được treo vào một lò xo có độ cứng k = 150 N/m. Bỏ qua khối lượng của lò xo, ròng rọc và của dây nối. Tại vị trí cân bằng người ta truyền cho m một vận tốc ban đầu v0 dọc theo trục sợi dây hướng xuống. Lấy g = 10 m/s2. Tìm giá trị lớn nhất của v0 để m dao động điều hoà.
\(150\sqrt5\) cm/s
\(100\sqrt5\) cm/s
\(120\sqrt5\) cm/s
\(180\sqrt5\) cm/s
Thời gian còn lại 00:00
Số câu đã làm 0/40
Câu hỏi