Câu hỏi số 1

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Một nguồn âm đẳng hướng phát ra từ O với công suất P. Gọi M và N là hai điểm nằm trên cùng một phương truyền và ở cùng một phía so với O. Mức cường độ âm tại M là 40 dB, tại N là 20 dB. Tính mức cường độ âm tại điểm N khi đặt nguồn âm có công suất 2P tại M. Coi môi trường không hấp thụ âm.

Câu hỏi số 2

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Tại một điểm trên trục Ox có một nguồn âm điểm phát âm đẳng hướng ra môi trường. Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ âm I tại những điểm trên trục Ox theo tọa độ x. Cường độ âm  chuẩn là I0 = 10-12 W/m2. M là điểm trên trục Ox có tọa độ x = 4 m. Mức cường độ âm tại M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

Câu hỏi số 3

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Công suất âm thanh cực đại của một máy nghe nhạc là 20 W. Cho rằng, cứ truyền đi trên khoảng cách 1 m thì năng lượng âm giảm 5% so với lần đầu do sự hấp thụ của môi trường truyền âm. Cho biết cường độ âm chuẩn 10-12 (W/m2). Nếu mở to hết cỡ thì mức cường độ âm ở khoảng cách 6 m là bao nhiêu?

Câu hỏi số 4

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Trong môi trường đẳng hướng và không hấp thụ âm, có ba điểm theo đúng thứ tự A, B, C thẳng hàng. Một nguồn âm điểm phát âm với công suất P đặt tại O (O không nằm trên đường thẳng đi qua A, B, C) sao cho mức cường độ âm tại A và C đều là 20 dB. Bỏ nguồn âm tại O, đặt tại B một nguồn âm điểm phát công suất 10P/3 thì mức cường độ âm tại O và C đều là 30 dB, còn mức cường độ âm tại A là L’A. Giá trị L’A gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 5

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Tại điểm O trên mặt đất có một nguồn âm điểm phát âm đẳng hướng ra không gian với công suất không đổi. Một thiết bị đo mức cường độ âm bắt đầu chuyển động thẳng với gia tốc không đổi từ điểm P (đo được mức cường độ âm là 20 dB), đến điểm M mất thời gian t1 thì đo được mức cường độ âm lớn nhất, tiếp đó nó chuyển động thẳng đều theo hướng cũ trong thời gian 0,125t1 nó đến điểm Q. Nếu OP ⊥ OQ thì mức cường độ âm tại Q gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 6

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Một vận động viên hàng ngày đạp xe trên đoạn đường thẳng với tốc độ không đổi từ điểm A đúng lúc còi báo thức bắt đầu kêu trong một phút và đúng khi đến B thì còi dứt. Mức cường độ âm tại A và B lần lượt là 60 dB và 54 dB. Còi đặt tại điểm O, phát âm đẳng hướng với công suất không đổi và môi trường không hấp thụ âm; góc AOB bằng 1500.   Biết rằng, vận động viên khiếm thính nên chỉ nghe được âm có mức cường độ từ 66 dB trở lên. Trên đoạn đường AB, vận động viên nghe thấy tiếng còi trong khoảng thời gian gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 7

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Nguồn âm tại O có công suất không đổi. Trên cùng đường thẳng qua O có ba điểm A, B, C cùng nằm về một phía của O và theo thứ tự có khoảng cách tới nguồn tăng dần. Mức cường độ âm tại B kém mức cường độ âm tại A là a (B), mức cường độ âm tại B hơn mức cường độ âm tại C là 3a (B). Biết 3OA = 2OB. Tính tỉ số OC/OA.

Câu hỏi số 8

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Nguồn âm S và máy thu M chuyển động với cùng tốc độ v hướng đến O theo các quỹ đạo thẳng hợp với nhau góc 600 (O là giao điểm của hai quỹ đạo). Tại thời điểm S và M cách O những khoảng 20 m và 30 m thì mức cường độ âm mà M thu được là 60 dB. Mức cường độ âm lớn nhất mà M thu được trong quá trình chuyển động là

Câu hỏi số 9

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Một thiết bị thu âm (kích thước rất nhỏ) chuyển động tròn đều xung quanh điểm O với đường kính 60 cm. Hình chiếu của thiết bị lên trục Ox đi qua tâm của đường tròn chuyển động với phương trình x = Acos(10t + φ). Một nguồn âm điểm phát âm đẳng hướng đặt tại điểm M trên trục Ox và cách O là 120 cm. Tại thời điểm t = 0, mức cường độ âm đo được là nhỏ nhất và bằng 50 dB. Tại thời điểm mà hình chiếu của thiết bị trên trục Ox đạt tốc độ 1,5 m/s lần thứ 2030 thì mức cường độ âm đo được gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 10

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Hai nguồn âm giống nhau được đặt tại hai điểm A, B cách nhau một khoảng AB = L = 2 m, phát cùng một âm đơn, cùng tần số 1500 Hz. Vận tốc truyền âm trong không khí là v = 340 m/s. Gọi I là trung điểm của AB, điểm O trên đường trung trực AB sao cho D = OI = 45 m. Từ O vẽ đường Ox song song với AB. Xác định khoảng cách của hai điểm gần nhau nhất trên Ox mà nghe thấy âm nhỏ nhất. Giả thiết λ << L; L << D.

Câu hỏi số 11

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Một máy thu âm gắn trên một chiếc xe chuyển động thẳng đều trên đường nằm ngang đi qua A với tốc độ 2 m/s hướng đến một nguồn âm điểm đặt tại O. Nguồn âm lại được treo ở độ cao so với mặt đất một khoảng h. Sau 6 s máy thu ở vị trí B mà OB vuông góc với mặt phẳng ngang thì cường độ âm đo được gấp 4 lần cường độ âm tại A. Từ B máy thu tăng tốc chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 1 m/s2 lên một dốc thẳng nghiêm 300 so với phương ngang. Kể từ B hỏi sau thời gian Δt máy thu sẽ đến điểm C có cường độ âm bằng cường độ âm tại A. Giá trị Δt gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 12

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Một người chạy tập thể dục trên một con đường hình vuông khép kín có chu vi 400 m. Bên trong vùng đất được bao bởi con đường có đặt một nguồn âm điểm phát âm đẳng hướng ra bên ngoài. Khi đi hết một vòng khép kín thì người đó thấy có hai vị trí mà mức cường độ âm bằng nhau và là lớn nhất có giá trị L1 và có một điểm duy nhất mức cường độ âm nhỏ nhất là L2 trong đó L1 = L2 + 10 dB. Khoảng cách từ nguồn âm đến tâm của hình vuông tạo bởi con đường gần nhất với giá trị nào sau đây?

Câu hỏi số 13

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Tại vị trí O trong một nhà máy, một còi báo cháy (xem là nguồn điểm) phát âm với công suất không đổi. Từ bên ngoài, một thiết bị xác định mức độ cường độ âm chuyển động thẳng từ M hướng đến O theo hai giai đoạn với vận tốc ban đầu bằng không và gia tốc có độ lớn 5/12 m/s2 cho đến khi dừng lại tại N (cổng nhà máy). Biết NO = 15 m và mức cường độ âm (do còi phát ra) tại N lớn hơn mức cường độ âm tại M là 20 dB. Cho rằng môi trường truyền âm đẳng hướng và không hấp thụ âm. Thời gian thiết bị đó chuyển động từ  M đến N có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 14

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Tại vị trí O trong một nhà máy, một còi báo cháy (xem là nguồn điểm) phát âm với công suất không đổi. Từ bên ngoài, một thiết bị xác định mức độ cường độ âm chuyển động thẳng từ M hướng đến O theo hai giai đoạn với vận tốc ban đầu bằng không và gia tốc có độ lớn 0,4 m/s2 cho đến khi dừng lại tại N (cổng nhà máy). Biết NO = 10 m và mức cường độ âm (do còi phát ra) tại N lớn hơn mức cường độ âm tại M là 20 dB. Cho rằng môi trường truyền âm đẳng hướng và không hấp thụ âm. Thời gian thiết bị đó chuyển động từ  M đến N có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 15

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Từ điểm A bắt đầu thả rơi tự do một nguồn phát âm có công suất không đổi, khi chạm đất tại B nguồn âm đứng yên luôn. Tại C, ở khoảng giữa A và B (nhưng không thuộc AB), có một máy M đo mức cường độ âm, C cách AB là 12 m. Biết khoảng thời gian từ khi thả nguồn đến khi máy M thu được âm có mức cường độ âm cực đại, lớn hơn 1,528 s so với khoảng thời gian từ đó đến khi máy M thu được âm không đổi; đồng thời hiệu hai khoảng cách tương ứng này là 11 m. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 10 m/s2. Hiệu giữa mức cường độ âm cuối cùng và đầu tiên xấp xỉ

Câu hỏi số 16

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Các con dơi bay và tìm mồi bằng cách phát và sau đó thu nhận các sóng siêu âm phản xạ từ con mồi. Giả sử một con dơi và một con muỗi bay thẳng đến gần nhau với tốc độ so với Trái Đất của dơi là 19 m/s, của muỗi là 1 m/s. Ban đầu, từ miệng con dơi phát ra sóng âm, ngay khi gặp con muỗi sóng phản xạ trở lại, con dơi thu nhận được sóng này sau 1/6 s kể từ khi phát. Tốc độ truyền sóng âm trong không khí là 340 m/s. Khoảng thời gian để con dơi gặp con muỗi (kể từ khi phát sóng) gần với giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 17

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Trong âm nhạc, khoảng cách giữa hai nốt nhạc trong một quãng được tính bằng cung và nửa cung (nc). Mỗi quãng tám được chia thành 12 nc. Hai nốt nhạc cách nhau nửa cung thì hai âm (cao, thấp) tương ứng với hai nốt nhạc này có tần số thỏa mãn fc12 = 2ft12. Tập hợp tất cả các âm trong một quãng tám gọi là một gam (âm giai). Xét một gam với khoảng cách từ nốt Đồ đến các nốt tiếp theo Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si, Đô tương ứng là 2 nc, 4 nc, 5 nc, 7 nc , 9 nc, 11 nc, 12 nc. Trong gam này, nếu âm ứng với nốt La có tần số 440 Hz thì âm ứng với nốt Si có tần số là

Câu hỏi số 18

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Một đàn ghi ta có phần dây dao động dài ℓ0 = 40 cm, căng giữa hai giá A và B như hình vẽ. Đầu cán có các khắc lồi C, D, E…. Chia cán thành các ô 1, 2, 3…. Khi gảy đàn mà không ấn ngón tay vào ô nào thì dây đàn dao động và phát ra âm la quãng ba (La3) có tần số 440 Hz. Ấn vào ô 1 thì phần dây dao động là CB = ℓ1, ấn vào ô 2 thì phần dây dao động là DB = ℓ2,…Biết các âm phát ra cách nhau nửa cung, quãng nửa cung ứng với tỉ số các tần số bằng: a = \(\sqrt[{12}]{2}\) = 1,05946 hay 1/a = 0,944. Khoảng cách AC có giá trị là:

Câu hỏi số 19

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Ở Việt Nam, phổ biến loại sáo trúc có 6 lỗ bấm, 1 lỗ thổi và một lỗ định âm (là lỗ để sáo phát ra âm cơ bản). Các lỗ bấm đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6 tính từ lỗ định âm; các lỗ này phát ra các âm có tần số cách âm cơ bản được tính bằng cung theo thứ tự; 1 cung, 2 cung, 2,5 cung, 3,5 cung, 4,5 cung, 5,5 cung. Coi rằng mỗi lỗ bấm là một ống sáo rút ngắn. Hai lỗ cách nhau một cung và nửa cung (tính từ lỗ định âm) thì có tỉ số chiều dài đến lỗ thổi tương ứng là 8/9 và 15/16. Giữa chiều dài L, từ lỗ thổi đến lỗ thứ i và tần số fi (i = 1 ÷ 6) của âm phát ra từ lỗ đó tuân theo công thức L = 0,25v/fi (v là tốc độ truyền âm trong không khí bằng 340 m/s). Một ống sáo phát ra âm cơ bản có tần số f = 440 Hz. Lỗ thứ 5 phát ra âm cơ bản có tần số

Thời gian còn lại 00:00

Số câu đã làm 0/19

Câu hỏi

1 2 3 4 5
6 7 8 9 10

đề thi liên quan