Câu hỏi số 1

Vận dụng cao

Vận dụng

Trên một sợi dây đàn hồi có sóng dừng với bước sóng 1 cm. Trên dây có hai điểm A và B mà khi sợi dây duỗi thẳng thì chúng cách nhau 4,2 cm, tại trung điểm của AB là một bụng sóng. Số nút sóng trên đoạn dây AB là

Câu hỏi số 2

Vận dụng cao

Vận dụng

Trên một sợi dây đàn hồi có sóng dừng với bước sóng 1,3 cm. Trên dây có hai điểm A và B mà vị trí cân bằng cách nhau 42,3 cm, tại trung điểm của AB là một bụng sóng. Số nút sóng trên đoạn dây AB là

Câu hỏi số 3

Vận dụng cao

Vận dụng

Một sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi với chu kì T. Hình vẽ bên mô tả hình ảnh sợi dây ở các thời điểm t1, t1 + 3T/8, t1 + 7T/8 và t1 + 3T/2. Nếu đường (a) ứng với thời điểm t1 thì các thời điểm tiếp theo ứng với các đường theo đúng thứ tự

Câu hỏi số 4

Vận dụng cao

Vận dụng

Sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi OB, hai đầu cố định, tốc độ lan truyền 400 cm/s, sóng tới B có biên độ A = 2 cm. Hình ảnh sợi dây ở các thời điểm t = 0, t = 0,005 s và t = 0,015 s lần lượt là đường (1), (2) và (3) (xem hình vẽ). Khoảng cách xa nhất giữa M và phần tử trên dây có biên độ bằng biên độ của M nhưng dao động ngược pha với M là

Câu hỏi số 5

Vận dụng cao

Vận dụng

Hình vẽ bên mô phỏng một đoạn của một sợi dây đang có sóng dừng ổn định bước sóng 50 cm, ở hai thời điểm khác nhau. Đường cong M1N1 là đoạn sợi dây ở thời điểm thứ nhất, đường cong M2N2 là đoạn sợi dây ở thời điểm thứ hai. Nếu M1M2 = 1,6N1N2 thì x gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 6

Vận dụng cao

Vận dụng

Sóng dừng trên một sợi dây hai đầu cố định với biên độ tại bụng là 2 cm. Hình vẽ bên là hình dạng sợi dây ở thời điểm t1 (đường liền nét) và sau khoảng thời gian ngắn nhất 7/48 s (đường đứt nét). Ở thời điểm t1, M đang đi xuống với tốc độ bằng tốc độ điểm N ở thời điểm t2 = t1 + 7/48 s. Li độ của N ở thời điểm t2 gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 7

Vận dụng cao

Vận dụng

 Sóng dừng trên một sợi dây với biên độ tại bụng là 4 cm. Hình vẽ bên là hình dạng sợi dây ở thời điểm t1 (đường cao) và ở thời điểm t2 (đường thấp).Ở thời điểm t1, M đang đi với tốc độ bằng tốc độ điểm N ở thời điểm t2. Li độ của N ở thời điểm t2 là uN. Giá trị của (8uN - xN) gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 8

Vận dụng cao

Vận dụng

Trên một sợi dây đàn hồi hai đầu cố định đang có sóng dừng với chu kì T thỏa mãn hệ thức 0,5 s < T < 0,6 s. Biên độ tại bụng sóng là 3 cm và tốc độ truyền sóng là 0,15 m/s. Đặt máy ảnh tại một vị trí cố định để chụp ảnh sợi dây, tại hai thời điểm t1 và t2 = t1 + 2 s ảnh đều như hình vẽ. Khoảng cách cực đại giữa hai điểm bụng liên tiếp gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 9

Vận dụng cao

Vận dụng

Trên một sợi dây OB căng ngang, hai đầu cố định đang có sóng dừng với tần số f xác định. Gọi M, N và P là ba điểm trên dây có vị trí cân bằng cách B lần lượt là 4 cm, 6 cm và 38 cm. Hình vẽ mô tả hình dạng sợi dây tại thời điểm t1 (đường 1) và t2 = t1 + 11/(12f) (đường 2).  Tại thời điểm t1, li độ của phần tử dây ở N bằng biên độ của phần tử dây ở M và tốc độ của phần tử dây ở M là 60 cm/s. Tại thời điểm t2, vận tốc của phần tử dây ở P là

Câu hỏi số 10

Vận dụng cao

Vận dụng

Trên một sợi dây OB căng ngang, hai đầu cố định đang có sóng dừng với tần số f xác định. Gọi M và N là hai điểm trên dây có vị trí cân bằng cách B lần lượt là 4 cm, và 6 cm. Hình vẽ mô tả hình dạng sợi dây tại thời điểm t1 (đường 1) và t2 = t1 + 11/(12f) (đường 2).  Tại thời điểm t1, li độ của phần tử dây ở N bằng biên độ của phần tử dây ở M. Tại thời điểm t1 điểm N.

Câu hỏi số 11

Vận dụng cao

Vận dụng

Một sợi dây dài 96 cm căng ngang, có hai đầu A và B cố định. M và N là hai điểm trên dây với MA = 51 cm và NA = 69 cm. Trên dây có sóng dừng với số bụng nằm trong khoảng từ 5 bụng đến 19 bụng. Biết phần tử dây tại M và N dao động cùng pha và cùng biên độ. Gọi d là khoảng cách từ M đến điểm bụng gần nó nhất. Giá trị d gần nhất với giá trị nào sau đây?

Câu hỏi số 12

Vận dụng cao

Vận dụng

Tốc độ truyền sóng v trên sợi dây đàn hồi phụ thuộc lực căng dây F theo biểu thức \(v = \sqrt {F/m},\) với m là khối lượng trên mỗi đơn vị độ dài của dây. Khi tần số f = 60 Hz trên dây hai đầu cố định có sóng dừng với k bụng sóng. Tăng hoặc giảm lực căng một lượng F/2 thì để có sóng dừng xuất hiện ở trên dây có k bụng sóng với hai đầu cố định phải thay đổi tần số một lượng nhỏ nhất lần lượt là Δf1 và Δf2. Chọn phương án đúng.

Câu hỏi số 13

Vận dụng cao

Vận dụng

Một sợi dây căng ngang với hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Biết khoảng cách xa nhất giữa vị trí cân bằng của hai phần tử dây dao động với cùng biên độ 5 mm là 80 cm, còn khoảng cách xa nhất giữa vị trí cân bằng của hai phần tử dây dao động cùng pha với cùng biên độ 5 mm là 65 cm. Tỉ số giữa tốc độ cực đại của một phần tử dây tại bụng sóng và tốc độ truyền sóng trên dây là

Câu hỏi số 14

Vận dụng cao

Vận dụng

Trên một sợi dây có hai đầu cố định, đang có sóng dừng với biên độ dao động của bụng sóng là 4 cm. Khoảng cách giữa hai đầu dây là 60 cm, sóng truyền trên dây có bước sóng là 30 cm. Gọi M và N là hai điểm trên dây mà phần tử tại đó dao động với biên độ lần lượt là 2\(\sqrt 2\) cm và 2\(\sqrt 3\) cm. Khoảng cách lớn nhất giữa M và N có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

Câu hỏi số 15

Vận dụng cao

Vận dụng

Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng ổn định với khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là 6 cm. Trên dây có những phần tử sóng dao động với tần số 5 Hz và biên độ lớn nhất là 3 cm. Gọi N là vị trí của một nút sóng; C và D là hai phần tử trên dây ở hai bên của N và có vị trí cân bằng cách N lần lượt là 10,5 cm và 7 cm. Tại thời điểm t1, phần tử C có li độ 1,5 cm và đang hướng về vị trí cân bằng. Vào thời điểm t2 = t1 + 79/40 (s), phần tử D có li độ là

Câu hỏi số 16

Vận dụng cao

Vận dụng

Trên một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây, A là một điểm nút, B là điểm bụng gần A nhất và cách A gần nhất là 18 cm, M là một điểm trên dây có vị trí cân bằng cách cách vị trí cân bằng của B một khoảng 12 cm. Biết rằng trong một chu kỳ sóng, khoảng thời gian mà độ lớn vận tốc dao động của phần tử B nhỏ hơn vận tốc cực đại của phần tử M là 0,1s. Tốc độ truyền sóng trên dây là:

Câu hỏi số 17

Vận dụng cao

Vận dụng

Một học sinh làm thí nghiệm sóng dừng trên dây cao su dài L với hai đầu A và B cố định. Xét điểm M trên dây sao cho khi sợi dây duỗi thẳng thì M cách B một khoảng a < L/2. Khi tần số sóng là f = f1 = 60 Hz thì trên dây có sóng dừng và lúc này M là một điểm bụng. Tiếp tục tăng dần tần số thì lần tiếp theo có sóng dừng ứng với f = f2 = 72 Hz và lúc này M không phải là điểm bụng cũng không phải là điểm nút. Thay đổi tần số trong phạm vi từ 73 Hz đến 180 Hz, người ta nhận thấy với f = f0 thì trên dây có sóng dừng và lúc này M là điểm nút. Lúc đó, tính từ B (không tính nút tại B) thì M có thể là nút thứ

Thời gian còn lại 00:00

Số câu đã làm 0/17

Câu hỏi

1 2 3 4 5
6 7 8 9 10
16 17

đề thi liên quan