Câu hỏi số 1

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Một sóng dừng ổn định trên sợi dây với bước sóng λ; B là một bụng sóng với tốc độ cực đại bằng 60 (cm/s). M và N trên dây có vị trí cân bằng cách B những đoạn tương ứng là λ/12 và λ/6. Lúc li độ của M là A/2 (với A là biên độ của B) thì tốc độ của N bằng

Câu hỏi số 2

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Trên một sợi dây dài 30 cm, hai đầu cố định đang có sóng dừng. Trên dây có tất cả 2 điểm M, N luôn dao động với biên độ cực đại là 2 cm. Khoảng cách MN không thể là

Câu hỏi số 3

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

 Sóng dừng trên dây dài 1 m với vật cản cố định, tần số f = 80 Hz. Tốc độ truyền sóng là 40 m/s. Cho các điểm M1, M2, M3, M4 trên dây mà vị trí cân bằng lần lượt cách vật cản cố định là 20 cm, 30 cm, 70 cm, 75 cm. Điều nào sau đây mô tả không đúng trạng thái dao động của các điểm.

Câu hỏi số 4

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Trên một sợi dây đàn hồi dài có sóng dừng với bước sóng 0,6 cm. Trên dây có hai điểm A và B có vị trí cân bằng cách nhau 2,05 cm, tại A là một bụng sóng. Số bụng sóng trên đoạn dây AB là

Câu hỏi số 5

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Một sợi dây đàn hồi, đầu A gắn với nguồn dao động và đầu B tự do. Khi dây rung với tần số f = 14 Hz thì trên dây xuất hiện sóng dừng ổn định có 4 điểm nút trên dây với A là nút và B là bụng. Nếu đầu B được giữ cố định và tốc độ truyền sóng trên dây không đổi thì phải thay đổi tần số rung của dây một lượng nhỏ nhất bằng bao nhiêu để trên dây tiếp tục xẩy ra hiện tượng sóng dừng ổn định?

Câu hỏi số 6

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Một sợi dây AB dài 9 m có đầu A cố định, đầu B gắn với một cần rung với tần số f có thể thay đổi được. B được coi là một nút sóng. Ban đầu trên dây có sóng dừng. Khi tần số f tăng thêm 3 Hz thì số nút trên dây tăng thêm 18 nút. Tính tốc độ truyền sóng trên sợi dây

Câu hỏi số 7

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

 Quan sát sóng dừng trên sợi dây AB, đầu A dao động điều hòa theo phương vuông góc với sợi dây (coi A là nút). Với đầu B tự do và tần số dao động của đầu A là 22 Hz thì trên dây có 6 nút. Nếu đầu B cố định và coi tốc độ truyền sóng của dây như cũ, để vẫn có 6 nút thì tần số dao động của đầu A phải bằng

Câu hỏi số 8

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

 Một sợi dây đàn hồi dài 90 cm một đầu gắn với nguồn dao động một đầu tự do. Khi dây rung với tần số f = 10 Hz thì trên dây xuất hiện sóng dừng ổn định với 5 điểm nút trên dây. Nếu đầu tự do của dây được giữ cố định và tốc độ truyền sóng trên dây không đổi thì phải thay đổi tần số rung của dây một lượng nhỏ nhất bằng bao nhiêu để trên dây tiếp tục xảy ra hiện tượng sóng dừng ổn định

Câu hỏi số 9

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

 Một sợi dây đàn hồi một đầu cố định, một đầu tự do. Tần số dao động bé nhất để sợi dây có sóng dừng là f0. Tăng chiều dài thêm 1 m thì tần số dao động bé nhất để sợi dây có sóng dừng là 5 Hz. Giảm chiều dài bớt 1 m thì tần số dao động bé nhất để sợi dây có sóng dừng là 20 Hz. Giá trị của f0

Câu hỏi số 10

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Một sợi dây đàn hồi căng ngang với đầu A cố định đang có sóng dừng. B là phần tử dây tại điểm bụng thứ hai tính từ đầu A, C là phần tử dây nằm giữa A và B. Biết A cách vị trí cân bằng của B và vị trí cân bằng của C những khoảng lần lượt là 30 cm và 5 cm, tốc độ truyền sóng trên dây là 50 cm/s. Trong quá trình dao động điều hoà, khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần li độ của B có giá trị bằng biên độ của C là

Câu hỏi số 11

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây, A là một điểm nút, B là một điểm bụng gần A nhất, C là trung điểm của AB, khoảng cách ngắn nhất giữa A và B là 10 cm. Biết khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần mà li độ dao động của phần tử tại B bằng biên độ dao động của phần tử tại C là 0,2 s. Tốc độ truyền sóng trên dây là

Câu hỏi số 12

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Một sợi dây dài 96 cm căng ngang, có hai đầu A và B cố định. M và N là hai điểm trên dây với MA = 39 cm và NA = 81 cm. Trên dây có sóng dừng với số bụng nằm trong khoảng từ 5 bụng đến 19 bụng. Biết phần tử dây tại M và N dao động cùng pha và cùng biên độ. Gọi d là khoảng cách từ M đến điểm nút gần nó nhất. Giá trị d gần nhất với giá trị nào sau đây?

Câu hỏi số 13

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Một sợi dây dài 40 cm đang có sóng dừng, ngoài hai đầu cố định, còn có 3 điểm khác đứng yên, tần số sóng là 25 Hz. Khi sợi dây duỗi thẳng tốc độ dao động của điểm bụng là 1,5π m/s. Gọi x, y lần lượt là khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất giữa hai điểm bụng liên tiếp trên dây. Giá trị của x/y gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 14

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Một sóng dừng trên sợi dây hai đầu cố định. Ở thời điểm t, hình ảnh sợi dây (như hình vẽ).  Biết tốc độ dao động cực đại của điểm bụng bằng 3π% tốc độ truyền sóng. Biên độ dao động của điểm bụng là

Câu hỏi số 15

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Sóng dừng trên sợi dây đàn hồi OB chiều dài L mô tả như hình bên. Điểm O trùng với gốc tọa độ của trục tung. Sóng tới điểm B có biên độ a. Thời điểm ban đầu hình ảnh sóng là đường (1), sau thời gian (ngắn nhất) Δt và 5Δt thì hình ảnh sóng lần lượt là đường (2) và đường (3). Tốc độ truyền sóng là v. Tốc độ dao động cực đại của điểm M là

Câu hỏi số 16

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Sóng dừng trên sợi dây đàn hồi OB chiều dài L mô tả như hình bên. Điểm O trùng với gốc tọa độ của trục tung. Sóng tới điểm B có biên độ a = 2 cm. Thời điểm ban đầu hình ảnh sóng là đường (1), sau thời gian Δt = 0,005 s và 3Δt thì hình ảnh sóng lần lượt là đường (2) và đường (3).  Tốc độ truyền sóng là v = 400 cm/s. Khoảng cách xa nhất từ phần tử M trên dây tới phần tử trên dây có cùng biên độ với nó gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 17

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

 Sóng dừng trên sợi dây đàn hồi hai đầu cố định dài 36 cm, có chu kì T. Hình vẽ bên là hình dạng sợi dây ở thời điểm t1 và t2 = t1 + T/5.   Tỉ số tốc độ truyền sóng trên dây và tốc độ dao động cực đại của điểm M gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 18

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Trên một sợi dây có hai đầu cố định, đang có sóng dừng với biên độ dao động của bụng sóng là 4 cm. Khoảng cách giữa hai đầu dây là 60 cm, sóng truyền trên dây có bước sóng là 30 cm. Gọi M và N là hai điểm trên dây mà phần tử tại đó dao động với biên độ lần lượt là 2 cm và 2\(\sqrt 3\) cm. Khoảng cách lớn nhất giữa M và N có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

Thời gian còn lại 00:00

Số câu đã làm 0/18

Câu hỏi

1 2 3 4 5
6 7 8 9 10
16 17 18

đề thi liên quan