Câu hỏi số 1

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Đặt điện áp u = U0cosωt (U0 và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp theo thứ tự: điện trở R, tụ điện có dung kháng ZC và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Khi L = L1 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu L cực đại và lúc này u sớm pha hơn dòng điện trong mạch là φ (với 0 < φ < π/2). Khi L = L1/2 thì u sớm pha hơn dòng điện trong mạch là φ/2. Tỉ số R/ZC gần nhất với giá trị nào sau đây?

Câu hỏi số 2

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Đặt điện áp xoay chiều u = U0cosωt (U0 và ω có giá trị dương, không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB như hình bên, trong đó tụ điện có điện dung C thay đổi được. Biết R = 2r, cảm kháng của cuộn dây ZL = 5r và LCω2 > 1. Khi C = C0 và khi C = 0,5C0 thì điện áp giữa hai đầu M, B có biểu thức tương ứng là u1 = U01cos(ωt + φ) và u2 = U02cos(ωt + φ) (U01 và U02 có giá trị dương). Dung kháng của tụ điện khi C = C0 gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 3

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Đặt điện áp u = U0cos2πft (U0 không đổi và f thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch AB nối tiếp gồm đoạn AN chứa điện trở R nối tiếp với cuộn dây và đoạn NB chứa tụ điện C. Khi f = f1 thì hệ số công suất trên các đoạn mạch AN và AB lần lượt là 0,6 và 0,8. Khi f = 100 Hz thì hệ số công suất trên đoạn AB cực đại. Giá trị trung bình của các giá trị f1 có thể nhận gần giá trị nào nhất sau đây:

Câu hỏi số 4

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Đặt điện áp xoay chiều tần số 50 Hz vào hai đầu đoạn mạch AB gồm đoạn AM nối tiếp với đoạn MB. Đoạn AM chứa điện trở R = 90 Ω nối tiếp với tụ điện có điện dung C = 1/(9π) mF, đoạn MB chứa hộp kín X chỉ chứa 2 trong 3 phần tử nối tiếp (điện trở thuần R0, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L0, tụ điện có điện dung C0). Hình vẽ là đồ thị phụ thuộc thời gian của điện áp trên đoạn AM (đường 2) và trên đoạn MB (đường 1).  Lấy 90\(\sqrt 3\) = 156. Giá trị của các phần tử trong hộp kín X là

Câu hỏi số 5

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Đặt điện áp có tần số không đổi và có giá trị hiệu dụng U không đổi vào hai đầu đoạn mạch AB nối tiếp gồm tụ điện có điện dung C thay đổi được và cuộn dây. Khi C = C1 dòng điện sớm pha hơn điện áp hai đầu AB là φ1 > 0 và điện áp hiệu dụng trên cuộn dây là 52,5 V. Khi C = 4C1, dòng điện trễ pha hơn điện áp hai đầu AB là π/2 - φ1 và điện áp hiệu dụng trên cuộn dây là 157,5 V. Giá trị U gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 6

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Đặt điện áp u = U0coswt (với U0 và w không đổi) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm: cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được, điện trở R và tụ điện C. Khi L = L0 thì điện áp hiệu dụng trên L đạt giá trị cực đại và u sớm hơn i là 280. Khi L = L1 thì điện áp trên L có giá trị hiệu dụng U1 và sớm pha β1 so với u. Khi L = L2 thì điện áp trên L có giá trị hiệu dụng U2 và sớm pha β2 so với u. Biết U2 = 0,8U1 và β2 = β1 + 680. Khi L = L2 độ lớn độ lệch pha của u so với i gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 7

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Đặt điện áp xoay chiều u = U\(\sqrt 2\)cos2πft (U và f không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB mắc nối tiếp gồm: cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được, điện trở R và tụ điện C. Gọi uL và UL lần lượt là điện áp tức thời và điện áp hiệu dụng trên L. Khi L = L1 thì UL = U1 và uL sớm pha hơn u là β1. Khi L = L2 thì UL = U2 và uL sớm pha hơn u là β2. Khi L = L0 thì UL cực đại bằng ULmax và uL sớm pha hơn u là β0. Nếu U1 = U2 = b và sinβ1 + sinβ2 = 0,9b/ULmax thì sinβ0 bằng

Câu hỏi số 8

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Đặt điện áp xoay chiều u = U0cosωt (với U0 và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB mắc nối tiếp theo thứ tự gồm điện trở R, tụ điện có dung kháng bằng R/x và cuộn thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi được. Gọi UL là điện áp hiệu dụng trên L và ULmax là giá trị cực đại của nó. Khi L = L1 thì UL = 0,8ULmax và u sớm pha hơn dòng điện trong mạch là β (0 < β < π/2). Khi L = L2 thì UL = ULmax và u sớm pha hơn dòng điện là 0,5β. Giá trị x gần nhất giá trị nào sau đây?

Câu hỏi số 9

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Đặt điện áp xoay chiều u = U\(\sqrt 2\) cos(ωt + φ) (với U, ω và φ không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB mắc nối tiếp theo thứ tự gồm cuộn thuần cảm L, điện trở R và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Khi C = C1 biểu thức điện áp trên C là uC = 30\(\sqrt 2\)cosωt (V). Khi C = C2 biểu thức điện áp trên C là uC = 30\(\sqrt 6\)cos(ωt + π/6) (V) đồng thời công suất tiêu thụ trên mạch AB cực đại. Giá trị U là

Câu hỏi số 10

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Đặt điện áp u = U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch như hình bên. Trong đó, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C; X là đoạn mạch chứa các phần tử R1, L1, C1 mắc nối tiếp. Biết 2ω2LC = 1, điện áp trên đoạn AN trên đoạn MB lệch pha nhau 5π/12 và có giá trị hiệu dụng tương ứng UAN = 120 V, UMB = 90 V. Hệ số công suất của đoạn mạch X là

Câu hỏi số 11

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Đặt điện áp xoay chiều u = U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch AB nối tiếp gồm đoạn AM chứa cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, đoạn MN chứa hộp kín Y gồm các phần tử cơ bản RLC nối tiếp và đoạn NB chứa tụ điện có điện dung C. Biết 5LCω2 = 3 và điện áp cực đại trên đoạn MN đúng bằng U0. Điện áp tức thời trên đoạn AN và trên đoạn MB lệch pha nhau π/2. Hệ số công suất của đoạn mạch Y gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 12

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Đặt điện áp xoay chiều ổn định có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu đoạn mạch AB nối tiếp gồm đoạn AM chứa tụ điện có điện dung thay đổi được và đoạn MB chứa cuộn cảm có điện trở. Điều chỉnh C đến giá trị để điện áp hiệu dụng trên nó kém giá trị cực đại mà nó có thể đạt được là 15 V. Đồng thời, điện áp hai đầu AB và điện áp hai đầu MB lệch pha so với dòng điện lần lượt là 400 và 650. Nếu lúc này mạch AB có tính cảm kháng thì U gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 13

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Đặt điện áp u = U\(\sqrt 2\)cosωt (V) (với U và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm đèn sợi đốt có ghi 220 V – 100 W, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Khi đó đèn sáng đúng công suất định mức. Nếu nối tắt hai bản tụ điện thì đèn chỉ sáng với công suất bằng 50 W. Trong hai trường hợp, coi điện trở của đèn như nhau, bỏ qua độ tự cảm của đèn. Dung kháng của tụ điện không thể là giá trị nào trong các giá trị sau?

Câu hỏi số 14

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Đặt điện áp xoay chiều ổn định có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu đoạn mạch AB nối tiếp gồm đoạn AM chứa tụ điện có điện dung thay đổi được và đoạn MB chứa cuộn cảm có điện trở. Điều chỉnh C đến giá trị để điện áp hiệu dụng trên nó kém giá trị cực đại mà nó có thể đạt được là 15 V. Đồng thời, điện áp hai đầu AB và điện áp hai đầu MB lệch pha so với dòng điện lần lượt là 400 và 650. Nếu lúc này mạch AB có tính dung kháng thì U gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 15

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Đoạn mạch AB nối tiếp gồm đoạn AM chứa biến trở R nối tiếp với cuộn dây không thuần cảm có độ tự cảm 0,4/π H và đoạn MB chứa tụ điện có điện dung 0,4/π mF. Nếu nối hai cực của ắc quy có suất điện động 12 V có điện trở trong 4 Ω vào hai điểm AM thì cường độ dòng điện qua mạch là 0,1875 A khi R = R1. Nếu đặt điện áp u = 120\(\sqrt 2\)cos100πt V (t tính bằng giây) vào hai điểm AB thì công suất tiêu thụ trên R cực đại và bằng 160 W khi R = R2. Giá trị của R1/R2 bằng

Thời gian còn lại 00:00

Số câu đã làm 0/15

Câu hỏi

1 2 3 4 5
6 7 8 9 10

đề thi liên quan