Câu hỏi số 1
Nhận biết
Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn có sợi dây dài ℓ đang dao động điều hòa. Tần số dao động của con lắc là
\(2\pi \sqrt {\frac{\ell }{g}}.\)
\(2\pi \sqrt {\frac{g}{\ell }} .\)
\(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{\ell }{g}} .\)
\(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{g}{\ell }} .\)
Câu hỏi số 2
Chu kì dao động điều hoà của con lắc đơn có chiều dài ℓ ở nơi có gia tốc trọng trường g là
\(2\pi \sqrt {\frac{\ell }{g}} .\)
Câu hỏi số 3
Tại nơi có gia tốc trọng trường là g, một con lắc đơn đang dao động điều hòa với chu kì T. Chiều dài con lắc đơn là
\(\frac{{{T^2}g}}{{2{\pi ^2}}}.\)
\(\frac{{{T^2}g}}{{4\pi }}.\)
\(\frac{{{T^2}g}}{{4{\pi ^2}}}.\)
\(\frac{{Tg}}{{4{\pi ^2}}}.\)
Câu hỏi số 4
Khi đưa một con lắc đơn lên cao theo phương thẳng đứng (coi chiều dài của con lắc không đổi) thì tần số dao động điều hoà của nó sẽ
tăng vì tần số dao động điều hoà của nó tỉ lệ nghịch với gia tốc trọng trường.
giảm vì gia tốc trọng trường giảm theo độ cao.
không đổi vì chu kỳ dao động điều hoà của nó không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường.
tăng vì chu kỳ dao động điều hoà của nó giảm.
Câu hỏi số 5
Tại một nơi xác định, chu kỳ dao động điều hòa của con lắc đơn tỉ lệ thuận với
căn bậc hai chiều dài con lắc.
chiều dài con lắc.
căn bậc hai gia tốc trọng trường.
gia tốc trọng trường.
Câu hỏi số 6
Tại cùng một vị trí địa lý, nếu chiều dài con lắc đơn tăng 4 lần thì chu kỳ dao động điều hoà của nó
tăng 2 lần.
giảm 4 lần.
giảm 2 lần.
tăng 4 lần.
Câu hỏi số 7
Tại một nơi có gia tốc trọng trường g, con lắc đơn có chiều dài dây treo ℓ dao động điều hoà với chu kì T, con lắc đơn có chiều dài dây treo ℓ/2 dao động điều hoà với chu kì
\(T/\sqrt 2 .\)
\(T\sqrt 2 .\)
2T.
T/2.
Câu hỏi số 8
Tại cùng một nơi trên Trái đất, nếu tần số dao động điều hòa của con lắc đơn chiều dài ℓ là f thì tần số dao động điều hòa của con lắc đơn chiều dài 4ℓ là
f/2.
2ƒ.
4ƒ.
ƒ/4
Câu hỏi số 9
Hai con lắc đơn dao động điều hòa tại cùng một vị trí trên Trái Đất. Chiều dài và chu kì dao động của con lắc đơn lần lượt là ℓ1, ℓ2 và T1, T2. Biết T2 = 2T1. Hệ thức đúng là
ℓ1= 2ℓ2.
ℓ1= 4ℓ2.
ℓ2 = 4ℓ1.
ℓ2 = 2ℓ1.
Câu hỏi số 10
Tại một nơi trên Trái Đất có gia tốc rơi tự do g, một con lắc đơn mà dây treo dài ℓ đang dao động điều hòa. Thời gian ngắn nhất để vật nhỏ của con lắc đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng là
\(\frac{\pi }{2}\sqrt {\frac{\ell }{g}} .\)
\(\pi \sqrt {\frac{g}{\ell }} .\)
\(\pi \sqrt {\frac{\ell }{g}} .\)
\(\frac{\pi }{2}\sqrt {\frac{g}{\ell }} .\)
Câu hỏi số 11
Tại một vị trí trên Trái Đất, con lắc đơn có chiều dài ℓ1 dao động điều hòa với chu kì T1; con lắc đơn có chiều dài ℓ2 (ℓ2 < ℓ1) dao động điều hòa với chu kì T2. Cũng tại vị trí đó, con lắc đơn có chiều dài ℓ1 - ℓ2 dao động điều hòa với chu kì là
\(\frac{{{T_1}{T_2}}}{{{T_1} + {T_2}}}.\)
\(\frac{{{T_1}{T_2}}}{{{T_1} - {T_2}}}.\)
\(\sqrt {T_1^2 - T_2^2} .\)
\(\sqrt {T_1^2 + T_2^2} .\)
Câu hỏi số 12
Khi nói về dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây đúng?
Dao động của con lắc lò xo luôn là dao động điều hòa.
Cơ năng của vật dao động điều hòa không phụ thuộc vào biên độ dao động.
Hợp lực tác dụng lên vật dao động điều hòa luôn hướng về vị trí cân bằng.
Dao động của con lắc đơn luôn là dao động điều hòa.
Câu hỏi số 13
Một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc 0,1 rad; tần số góc 10 rad/s và pha ban đầu 0,79 rad. Phương trình dao động của con lắc là
α = 0,1cos(20πt - 0,79) (rad).
α = 0,1cos(10t + 0,79) (rad).
α = 0,1cos(20πt + 0,79) (rad).
α = 0,1cos(10t - 0,79) (rad).
Câu hỏi số 14
Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc α0. Biết khối lượng vật nhỏ là m, dây dài ℓ. Cơ năng của con lắc là
\(0,5mg\ell \alpha _0^2.\)
\(0,25mg\ell \alpha _0^2.\)
\(2mg\ell \alpha _0^2.\)
\(mg\ell \alpha _0^2.\)
Câu hỏi số 15
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động của con lắc đơn (bỏ qua lực cản của môi trường)?
Với dao động nhỏ thì dao động của con lắc là dao động điều hòa.
Khi vật nặng ở vị trí biên, cơ năng của con lắc bằng thế năng của nó.
Chuyển động của con lắc từ vị trí biên về vị trí cân bằng là nhanh dần.
Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng, thì trọng lực tác dụng lên nó cân bằng với lực căng của dây.
Câu hỏi số 16
Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc αmax nhỏ. Lấy mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi con lắc chuyển động nhanh dần theo chiều dương đến vị trí có động năng bằng ba lần thế năng thì li độ góc α của con lắc bằng
-αmax/2.
\({\alpha _{\max }}/\sqrt 2 .\)
\(- {\alpha _{\max }}/\sqrt 2 .\)
αmax/2.
Thời gian còn lại 00:00
Số câu đã làm 0/16
Câu hỏi
đề thi liên quan
7N-TNLT-Bài 1: Dao động điều hòa
Trạng thái: Chưa làm
Số câu hỏi: 17 Giá bán: 10.000đ
7N-TNLT-Bài 2: Con lắc lò xo
Số câu hỏi: 16 Giá bán: 10.000đ
7N-TNLT-Bài 4: DĐ tắt dần, DĐ cưỡng bức
Số câu hỏi: 25 Giá bán: 10.000đ
7N-TNLT-Bài 5: Tổng hợp dao động
Số câu hỏi: 21 Giá bán: 10.000đ
7N-TNLT-Bài 1: Hiện tượng sóng cơ
Số câu hỏi: 13 Giá bán: 10.000đ
7N-TNLT-Bài 2: Năng lượng LK. Phản ứng HN
Số câu hỏi: 19 Giá bán: 10.000đ