Câu hỏi số 1
Nhận biết
Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng m và lò xo có độ cứng k. Con lắc dao động điều hòa với tần số góc là
\(2\pi \sqrt {\frac{m}{k}}.\)
\(2\pi \sqrt {\frac{k}{m}}.\)
\(\sqrt {\frac{m}{k}}.\)
\(\sqrt {\frac{k}{m}}.\)
Câu hỏi số 2
Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Nếu biên độ dao động tăng gấp ba thì chu kì dao động điều hòa của con lắc
tăng 2 lần.
giảm 3 lần.
không đổi.
tăng 3 lần.
Câu hỏi số 3
Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa. Nếu tăng độ cứng k lên 2 lần và giảm khối lượng m đi 8 lần thì tần số dao động của vật sẽ
giảm 4 lần.
giảm 2 lần.
tăng 4 lần.
Câu hỏi số 4
Tại nơi có gia tốc trọng trường là g, một con lắc lò xo treo thẳng đứng đang dao động đều hòa. Biết tại vị trí cân bằng của vật độ dãn của lò xo là Δℓ. Chu kì dao động của con lắc này là
\(2\pi \sqrt {\frac{g}{{\Delta \ell }}}.\)
\(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{g}{{\Delta \ell }}}.\)
\(2\pi \sqrt {\frac{{\Delta \ell }}{g}}.\)
\(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{{\Delta \ell }}{g}}.\)
Câu hỏi số 5
Con lắc lò xo dao động điều hòa. Lực kéo về tác dụng vào vật luôn
cùng chiều với chiều chuyển động của vật.
hướng về vị trí cân bằng.
cùng chiều với chiều biến dạng của lò xo.
hướng về vị trí biên.
Câu hỏi số 6
Khi nói về dao động điều hòa của con lắc lò xo, phát biểu nào sau đây đúng?
Cơ năng của con lắc tỉ lệ thuận với biên độ dao động.
Tần số dao động tỉ lệ nghịch với khối lượng vật nhỏ của con lắc.
Chu kì dao động tỉ lệ thuận với độ cứng của lò xo.
Tần số góc của dao động không phụ thuộc và biên độ dao động.
Câu hỏi số 7
Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, một đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ. Con lắc này đang dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên viên bi luôn hướng
theo chiều chuyển động của viên bi.
về vị trí cân bằng của viên bi.
theo chiều dương quy ước.
theo chiều âm quy ước.
Câu hỏi số 8
Một vật nhỏ khối lượng m dao động điều hòa với phương trình li độ x = Acos(ωt + φ). Cơ năng của vật dao động này là
0,5mω2A2.
mω2A.
0,5mωA2.
0,5mω2A.
Câu hỏi số 9
Cơ năng của vật dao động điều hòa tính theo công thức: W = 0,5mω2A2. Đại lượng A là
khối lượng của vật.
biên độ dao động.
tần số góc.
động năng cực đại.
Câu hỏi số 10
Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k, một đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ khối lượng m. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Con lắc này đang dao động điều hòa có cơ năng
tỉ lệ nghịch với độ cứng k của lò xo.
tỉ lệ với bình phương biên độ dao động.
tỉ lệ với bình phương chu kì dao động.
tỉ lệ nghịch với khối lượng m của viên bi.
Câu hỏi số 11
Một con lắc lò xo dao động điều hòa với tần số góc ω. Cơ năng của con lắc là một đại lượng
không thay đổi theo thời gian.
biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số góc ω.
biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số góc 2ω.
biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số góc 0,5ω.
Câu hỏi số 12
Cơ năng của một vật dao động điều hòa
tăng gấp đôi khi biên độ dao động của vật tăng gấp đôi.
biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng chu kỳ dao động của vật.
biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng một nửa chu kỳ dao động của vật.
bằng động năng của vật khi vật tới vị trí cân bằng.
Câu hỏi số 13
Khi nói về một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây sai?
Lực kéo về tác dụng lên vật biến thiên điều hòa theo thời gian.
Động năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
Vận tốc của vật biến thiên điều hòa theo thời gian.
Cơ năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
Câu hỏi số 14
Khi nói về một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là sai?
Cơ năng của vật biến thiên điều hòa theo thời gian.
Câu hỏi số 15
Một vật dao động điều hòa theo một trục cố định (mốc thế năng ở vị trí cân bằng) thì
động năng của vật cực đại khi gia tốc của vật có độ lớn cực đại.
khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên, vận tốc và gia tốc của vật luôn cùng dấu.
khi ở vị trí cân bằng, thế năng của vật bằng cơ năng.
thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên.
Câu hỏi số 16
Khi nói về năng lượng của một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là đúng?
Cứ mỗi chu kì dao động của vật, có bốn thời điểm thế năng bằng động năng.
Thế năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên.
Thế năng và động năng của vật biến thiên cùng tần số với tần số của li độ.
Thời gian còn lại 00:00
Số câu đã làm 0/16
Câu hỏi
đề thi liên quan
7N-TNLT-Bài 1: Dao động điều hòa
Trạng thái: Chưa làm
Số câu hỏi: 17 Giá bán: 10.000đ
7N-TNLT-Bài 3: Con lắc đơn
Số câu hỏi: 16 Giá bán: 10.000đ
7N-TNLT-Bài 4: DĐ tắt dần, DĐ cưỡng bức
Số câu hỏi: 25 Giá bán: 10.000đ
7N-TNLT-Bài 5: Tổng hợp dao động
Số câu hỏi: 21 Giá bán: 10.000đ
7N-TNLT-Bài 1: Hiện tượng sóng cơ
Số câu hỏi: 13 Giá bán: 10.000đ
7N-TNLT-Bài 2: Năng lượng LK. Phản ứng HN
Số câu hỏi: 19 Giá bán: 10.000đ