Câu hỏi số 1
Nhận biết
Một vật rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 5 m. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ của nó khi chạm đất bằng
50 m/s.
10 m/s.
40 m/s.
30 m/s.
Câu hỏi số 2
Một vật được thả rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao 4,9 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Vận tốc của vật trước khi chạm đất là
9,8 m/s.
9,9 m/s.
9,6 m/s.
Câu hỏi số 3
Một vật được thả từ trên máy bay ở độ cao 80 m. Cho rằng vật rơi tự do không vận tốc đầu. Lấy g = 10 m/s2. Tính thời gian rơi.
4 s.
2 s.
1,4 s.
1,6 s.
Câu hỏi số 4
Hai viên bi sắt được thả rơi từ cùng một độ cao đủ lớn cách nhau một khoảng thời gian 0,5 s. Khoảng cách giữa hai viên bi sau khi viên bi thả trước rơi được 1,5 s là
5 m.
6,25 m.
4 m.
3,75 m.
Câu hỏi số 5
Một hòn sỏi nhỏ được ném thẳng đứng xuống dưới với tốc độ ban đầu bằng 9,8 m/s từ độ cao 39,2 m. Lấy g = 9,8 m/s2. Bỏ qua lực cản của không khí. Hỏi sau bao lâu hòn sỏi rơi tới đất?
1 s.
3 s.
Câu hỏi số 6
Một hòn sỏi nhỏ được ném thẳng đứng xuống dưới với tốc độ ban đầu bằng 9,8 m/s từ độ cao 39,2 m. Lấy g = 9,8 m/s2. Bỏ qua lực cản của không khí. Tốc độ của hòn sỏi trước khi bắt đầu chạm đất là
19,6 m/s.
29,4 m/s.
38,2 m/s.
Câu hỏi số 7
Hai vật được thả rơi tự do, không vận tốc ban đầu, đồng thời từ hai độ cao khác nhau h1 và h2. Khoảng thời gian rơi của vật thứ nhất lớn gấp đôi khoảng thời gian rơi của vật thứ hai. Bỏ qua lực cản của không khí. Tỉ số các độ cao h1/h2 là
2.
0,5.
1.
4.
Câu hỏi số 8
Tính khoảng thời gian rơi tự do, không vận tốc ban đầu của một viên đá. Cho biết trong giây cuối cùng trước khi chạm đất, vật đã rơi được đoạn đường dài 24,5 m. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2.
5 s.
Câu hỏi số 9
Một vât rơi tự do không vận tốc ban đầu, trong giây cuối cùng rơi được 34,3 m. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính thời gian từ lúc bắt đầu rơi đến lúc chạm đất.
Câu hỏi số 10
Hai viên bi A và B được thả rơi tự do không vận tốc ban đầu từ hai điểm cùng một độ cao đủ lớn. Viên bi A rơi sau viên bi B một khoảng thời gian là 0,5 s. Tính khoảng cách giữa hai viên bi theo phương thẳng đứng sau thời gian 2 s kể từ khi bi A bắt đầu rơi. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2.
15 m.
11 m.
14 m.
25 m.
Câu hỏi số 11
Nếu có một giọt nước mưa rơi được 100 m trong giây cuối cùng trước khi chạm đất, thì giọt nước mưa đó phải bắt đầu rơi từ độ cao bao nhiêu mét? Cho rằng chuyển động của giọt nước mưa là rơi tự do với g = 9,8 m/s2 và trong suốt quá trình rơi, khối lượng của nó không bị thay đổi.
561 m.
520 m.
640 m.
730 m.
Câu hỏi số 12
Khoảng thời gian giữa hai lần liền nhau để hai giọt mưa rơi xuống từ mái nhà là 0,1 s. Khi giọt đầu rơi đến mặt đất thì giọt sau còn cách mặt đất 0,95 m. Tính độ cao của mái hiên. Lấy g = 10 m/s2.
2 m.
3,5 m.
Câu hỏi số 13
Một bạn học sinh tung một quả bóng với tốc độ ban đầu v0 cho một bạn khác ở trên tầng hai cao 4 m. Quả bóng đi lên theo phương thẳng đứng và bạn này giơ tay ra bắt được quả bóng sau 1,5 s. Lấy g = 9,8 m/s2. Giá trị v0 gần giá trị nào nhất sau đây?
Câu hỏi số 14
Một bạn học sinh A tung một quả bóng cho một bạn B ở trên tầng hai cao 4 m. Quả bóng đi lên theo phương thẳng đứng Oy và bạn B giơ tay ra bắt được quả bóng sau 1,5 s. Lấy g = 9,8 m/s2. Chiều dương của Oy hướng lên. Vận tốc của quả bóng lúc bạn B bắt được là
-10 m/s.
4,7 m/s.
-4,7 m/s.
Câu hỏi số 15
Một người ném một quả bóng từ mặt đất lên cao theo phương thẳng đứng với tốc độ 4 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Khoảng thời gian giữa hai thời điểm mà vận tốc của quả bóng có cùng độ lớn bằng 2,5 m/s là Δt. Ở hai thời điểm đó, độ cao của quả bóng là h. Độ lớn của h/Δt gần giá trị nào nhất sau đây?
1 m/s.
0,7 m/s.
1,2 m/s.
0,6 m/s.
Câu hỏi số 16
Để biết độ sâu của một cái hang, những người thám hiểm thả một hòn đá từ miệng hang và đo thời gian từ lúc thả đến lúc nghe thấy tiếng vọng của hòn đá khi chạm đất. Giả sử người ta đo được thời gian là 13,66 s. Lấy gia tốc trọng trường g = 10 m/s và tốc độ truyền âm trong không khí là va = 340 m/s. Độ sâu của hang gần giá trị nào nhất sau đây?
650 m.
670 m.
680 m.
Câu hỏi số 17
Một vật rơi tự do, không vận tốc ban đầu, từ độ cao h xuống tới mặt đất, mất thời gian t0. Cho biết trong 2 s cuối cùng, vật đi được đoạn đường bằng một phần tư độ cao h. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Độ lớn h/t0 gần giá trị nào nhất sau đây?
73 m/s.
15 m/s.
12 m/s.
8,8 m/s.
Câu hỏi số 18
Cầu thủ Messi đá một quả bóng với tốc độ ban đầu v0 đi lên theo phương thẳng đứng cho cho cầu thủ Ronaldo ở trên tầng trên. Sau khi đá được 1,8 s quả bóng đi được quãng đường 8,2 m, đồng thời Ronaldo giơ tay ra bắt được quả bóng. Lấy g = 10 m/s2. Chiều dương của Oy hướng lên. Vận tốc của quả bóng lúc Ronaldo bắt được gần giá trị nào nhất sau đây?
-7 m/s.
5 m/s.
8 m/s.
-5 m/s.
Thời gian còn lại 00:00
Số câu đã làm 0/18
Câu hỏi
đề thi liên quan
TN định tính - Bài 1 - Chương 1
Trạng thái: Chưa làm
Số câu hỏi: 10 Giá bán: 10.000đ
TN định lượng - Bài 1 - Chương 1
Số câu hỏi: 3 Giá bán: 10.000đ
TN định tính - Bài 2 - Chương 1
Số câu hỏi: 6 Giá bán: 10.000đ
TN định lượng - Bài 2 - Chương 1
Số câu hỏi: 35 Giá bán: 10.000đ
TN định tính - Bài 3 - Chương 1
Số câu hỏi: 23 Giá bán: 10.000đ
TN định lượng - Bài 3 - Chương 1
Số câu hỏi: 35 Giá bán: Miễn phí