Câu hỏi số 1
Biết
Khi nhiệt độ tăng thì điện trở của chất bán dẫn tinh khiết
tăng.
giảm.
không đổi.
có khi tăng có khi giảm.
Câu hỏi số 2
Để có được bán dẫn loại n ta phải pha vào bán dẫn tinh khiết silic một ít tạp chất là các nguyên tố
thuộc nhóm II trong bảng hệ thống tuần hoàn.
thuộc nhóm III trong bảng hệ thống tuần hoàn.
thuộc nhóm IV trong bảng hệ thống tuần hoàn.
thuộc nhóm V trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Câu hỏi số 3
Chọn câu sai trong các câu sau
Trong bán dẫn tinh khiết các hạt tải điện cơ bản là các electron và các lỗ trống.
Trong bán dẫn loại p hạt tải điện cơ bản là lỗ trống.
Trong bán dẫn loại n hạt tải điện cơ bản là electron.
Trong bán dẫn loại p hạt tải điện cơ bản là electron.
Câu hỏi số 4
Ở bán dẫn tinh khiết
số electron tự do luôn nhỏ hơn số lỗ trống.
số electron tự do luôn lớn hơn số lỗ trống.
số electron tự do và số lỗ trống bằng nhau.
tổng số electron và lỗ trống bằng 0.
Câu hỏi số 5
Lớp chuyển tiếp p-n có tính dẫn điện
tốt khi dòng điện đi từ n sang p và rất kém khi dòng điện đi từ p sang n.
tốt khi dòng điện đi từ p sang n và không tốt khi dòng điện đi từ n sang p.
tốt khi dòng điện đi từ p sang n cũng như khi dòng điện đi từ n sang p.
không tốt khi dòng điện đi từ p sang n cũng như khi dòng điện đi từ n sang p.
Câu hỏi số 6
Câu nào dưới đây nói về tính chất của các chất bán dẫn là không đúng?
Điện trở suất của bán dẫn siêu tinh khiết ở nhiệt độ thấp có giá trị rất lớn.
Điện trở suất của bán dẫn tăng nhanh khi nhiệt độ tăng, nên hệ số nhiệt điện trở của bán dẫn có giá trị dương.
Điện trở suất của bán dẫn giảm nhanh khi đưa thêm một lượng nhỏ tạp chất (10-6%÷ 10-3%) vào trong bán dẫn.
Điện trở suất của bán dẫn giảm nhanh khi nhiệt độ tăng, nên hệ số nhiệt điện trở của bán dẫn có giá trị âm.
Câu hỏi số 7
Câu nào dưới đây nói về các hạt tải điện trong chất bán dẫn là đúng ?
Các hạt tải điện trong bán dẫn loại n chỉ là các êlectron dẫn.
Các hạt tải điện trong bán dẫn loại p chỉ là các lỗ trống.
Các hạt tải điện trong chất bán dẫn luôn bao gồm cả êlectron dẫn và lỗ trống.
Cả hai loại hạt tải điện gồm êlectron dẫn và lỗ trống đều mang điện âm.
Câu hỏi số 8
Câu nào dưới đây nói về lớp chuyển tiếp p-n là không đúng ?
Lớp chuyển tiếp p-n là chỗ tiếp xúc của miền mang tính dẫn p và miền mang tính dẫn n được tạo ra trên một tinh thể bán dẫn.
Tại lớp chuyển tiếp p-n, do quá trình khuếch tán và tái hợp của các êlectron và lỗ trống nên hình thành một lớp nghèo hạt tải điện và có điện trở rất lớn.
Ở hai bên lớp nghèo,về phía bán dẫn n có các ion axepto tích điện dương, về phía bán dẫn p có các ion đôno tích điện âm.
Lớp chuyển tiếp p-n có tính chất chỉ cho dòng điện chạy qua nó theo một chiều nhất định từ miền p sang miền n nên được sử dụng làm điôt bán dẫn.
Câu hỏi số 9
Hình nào mô tả đúng mô hình cấu trúc và sự hình thành điện trường \(\vec E\) trong lớp chuyển tiếp p-n do quá trình khuếch tán và tái hợp của các loại hạt tải điện? Mũi tên dài chỉ chiều khuếch tán của êlectron. Mũi tên ngắn chỉ chiều điện trường \(\vec E\).
Hình 1.
Hình 2.
Hình 3.
Hình 4.
Thời gian còn lại 00:00
Số câu đã làm 0/9
Câu hỏi
đề thi liên quan
Vật lí 12: Chương 2 - Trắc nghiệm định tính
Trạng thái: Chưa làm
Số câu hỏi: 28 Giá bán: 10.000đ
Vật lí 12: Chương 2 - Trắc nghiệm định lượng
Số câu hỏi: 19 Giá bán: 10.000đ
Vật lí 12: Chương 3 - Trắc nghiệm định tính
Số câu hỏi: 34 Giá bán: 10.000đ
Vật lí 12: Chương 3 - Trắc nghiệm định lượng
Số câu hỏi: 25 Giá bán: 10.000đ
Vật lí 12: Chương 4 - Trắc nghiệm định tính
Số câu hỏi: 14 Giá bán: 10.000đ
Vật lý 11: Bài 1 - Chương 1
Số câu hỏi: 12 Giá bán: 10.000đ