Câu hỏi số 1

Thông hiểu

Biết

Một vật có khối lượng m = 100 kg bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, sau khi đi được 100 m vật đạt tốc độ 36 km/h. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,05. Lấy g = 9,8 m/s2. Lực phát động song song với phương chuyển động của vật có độ lớn là 

Câu hỏi số 2

Thông hiểu

Biết

Một vật có khối lượng 2 kg đặt nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn là 0,5. Tác dụng lên vật một lực có độ lớn 8 N, có phương song song với mặt bàn. Cho g = 10m/s2. Độ lớn gia tốc của vật bằng

Câu hỏi số 3

Thông hiểu

Biết

Người ta đẩy một chiếc hộp để truyền cho nó một tốc độ đầu 3,5 m/s. Sau khi đẩy, hộp chuyển động trượt trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa hộp và sàn nhà là 0,3. Lấy g = 9,8 m/s2. Hộp đi được một đoạn đường gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 4

Thông hiểu

Biết

Người ta đẩy một cái thùng có khối lượng 55 kg theo phương ngang với lực 220 N làm thùng chuyển động trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt phẳng là 0,35. Lấy g = 9,8 m/s2. Độ lớn gia tốc của thùng gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 5

Thông hiểu

Biết

Một ô tô có khối lượng 810 kg có thể đạt được tốc độ 20 m/s trong 36 s vào lúc khởi hành. Lực cần thiết để gây ra gia tốc cho xe là lực

Câu hỏi số 6

Thông hiểu

Biết

Một ô tô có trọng lượng P có thể đạt được tốc độ 17,64 m/s trong 36 s vào lúc khởi hành. Lấy g = 10 m/s2. Lực ma sát nghỉ giữa mặt đường và bánh xe có độ lớn

Câu hỏi số 7

Thông hiểu

Biết

Một khúc gỗ khối lượng m = 20 kg đặt trên sàn nhà. Người ta kéo khúc gỗ bằng một lực có độ lớn F có hướng chếch lên trên và hợp với phương nằm ngang một góc α = 200 như hình vẽ. Hệ số ma sát trượt giữa hòm và sàn nhà là 0,3. Lấy g = 9,8 m/s2. Nếu khúc gỗ chuyển động thẳng đều trên sàn nhà thì F gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 8

Thông hiểu

Biết

Trong cơ hệ ở hình vẽ, khối lượng của hai vật là m1 = 200 g, m2 = 300 g, hệ số ma sát trượt giữa vật 1 và mặt bàn là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Hai vật được thả ra cho chuyển động thì độ lớn gia tốc của mỗi vật gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 9

Thông hiểu

Biết

Trên hình vẽ bên, vật có khối lượng m = 500 g, α = 45°, dây AB rất nhẹ song song với mặt phẳng nghiêng; hệ số ma sát nghỉ giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,5. Lấy g = 10 m/s2. Lúc này, độ lớn áp lực do vật tác dụng lên mặt phẳng nghiêng là N, độ lớn lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là Fms và độ lớn lực căng của dây là T. Giá trị của (N + Fms – 0,5T) gần giá trị nào nhất sau đây?

Thời gian còn lại 00:00

Số câu đã làm 0/9

Câu hỏi

1 2 3 4 5
6 7 8 9

đề thi liên quan