Câu hỏi số 1

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Bắn hạt α vào hạt nhân nguyên tử nhôm đang đứng yên gây ra phản ứng: 2He4 + 13Al2715P30 + 0n1. Biết phản ứng thu năng lượng là 2,70 MeV; giả sử hai hạt tạo thành bay ra với cùng vận tốc và phản ứng không kèm bức xạ γ. Lấy khối lượng của các hạt tính theo đơn vị u có giá trị bằng số khối của chúng. Bỏ qua hiệu ứng tương đối tính. Động năng của hạt α là

Câu hỏi số 2

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Dùng một prôtôn có động năng 5,45 MeV bắn vào hạt nhân 4Be9 đang đứng yên. Phản ứng tạo ra hạt nhân X và hạt α. Hạt α bay ra theo phương vuông góc với phương tới của prôtôn và có động năng 4 MeV. Khi tính động năng của các hạt, lấy khối lượng hạt tính theo đơn vị khối lượng nguyên tử bằng số khối của chúng. Bỏ qua hiệu ứng tương đối tính. Tính năng lượng toả ra trong phản ứng này theo đơn vị MeV.

Câu hỏi số 3

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Cho hạt proton có động năng 1,2 (MeV) bắn phá hạt nhân 3Li7 đang đứng yên tạo ra 2 hạt nhân X giống nhau nhưng tốc độ chuyển động thì gấp đôi nhau. Cho biết phản ứng tỏa ra một năng lượng 17,4 (MeV) và không sinh ra bức xạ γ. Bỏ qua hiệu ứng tương đối tính. Động năng của hạt nhân X có tốc độ lớn hơn là

Câu hỏi số 4

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Hạt nhân α có động năng 5,3 (MeV) bắn phá hạt nhân 4Be9 đứng yên và gây ra phản ứng: 4Be9 + α → n + X. Hai hạt sinh ra có phương vectơ vận tốc vuông góc với nhau. Cho biết tổng năng lượng nghỉ của các hạt trước phản ứng nhiều hơn tổng năng lượng nghỉ của các hạt sau phản ứng là 5,6791 MeV, khối lượng của các hạt: mα = 3,968mn; mX = 11,8965mn. Bỏ qua hiệu ứng tương đối tính. Động năng của hạt X là

Câu hỏi số 5

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Cho phản ứng hạt nhân: T + D → 2He4 + n. Xác định năng lượng liên kết riêng của hạt nhân T. Cho biết độ hụt khối của D là 0,0024u; năng lượng liên kết riêng của 2He4 là 7,0756 (MeV/nuclon) và tổng năng lượng nghỉ các hạt trước phản ứng nhiều hơn tổng năng lượng nghỉ của các hạt sau phản ứng là 17,6 (MeV). Lấy 1uc2 = 931 (MeV).

Câu hỏi số 6

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Xét phản ứng hạt nhân: D + Li → n + X. Cho động năng của các hạt D, Li, n và X lần lượt là: 4 (MeV); 0; 12 (MeV) và 6 (MeV). Chọn phương án đúng.

Câu hỏi số 7

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Dùng proton có động năng 5,45 (MeV) bắn phá hạt nhân Be9 đứng yên tạo ra hai hạt nhân mới là hạt nhân Li6 hạt nhân X. Biết động động năng của hạt nhân Li là 3,05 (MeV). Cho khối lượng của các hạt nhân: mBe = 9,01219u; mp = 1,0073u; mLi = 6,01513u; mX = 4,0015u; 1uc2 = 931 (MeV). Bỏ qua hiệu ứng tương đối tính. Tính động năng của hạt  X.

Câu hỏi số 8

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Một hạt α có động năng 3,9 MeV đến đập vào hạt nhân 13Al27 đứng yên gây nên phản ứng hạt nhân α + 13Al27 → n + 15P30. Tính tổng động năng của các hạt sau phản ứng. Cho mα = 4,0015u; mn = 1,0087u; mAl = 26,97345u; mP = 29,97005u; 1uc2 = 931 (MeV).

Câu hỏi số 9

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Dùng một hạt α có động năng 7,7 MeV bắn vào hạt nhân 7N14 đang đứng yên gây ra phản ứng α + 7N141p1 + 8O17. Hạt  proton bay ra theo phương vuông góc với phương bay tới của hạt α. Cho khối lượng các hạt nhân mα = 4,0015u; mp = 1,0073u; mN14 = 13,9992u; mO17 = 16,9947u. Biết 1u = 931,5 (MeV/c2). Bỏ qua hiệu ứng tương đối tính. Động năng của hạt 8O17 là:

Câu hỏi số 10

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Hạt α chuyển động đến va chạm với hạt nhân 7N14 đứng yên, gây ra phản ứng: α + 7N141H1 + X. Cho biết khối lượng các hạt nhân: mα = 4,0015u; mp = 1,0073u; mN = 13,9992u; mX = 16,9947u; 1uc2 = 931 (MeV). Động năng tối thiểu của hạt α để phản ứng xảy ra là

Câu hỏi số 11

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Dưới tác dụng của bức xạ gamma, hạt nhân C12 đứng yên tách thành các hạt nhân He4. Tần số của tia gamma là 4.1021 Hz. Các hạt hêli có cùng động năng. Cho mC = 12,000u; mHe = 4,0015u, 1 uc2 = 931 (MeV), h = 6,625.10-34 (Js). Tính động năng mỗi hạt hêli.

Câu hỏi số 12

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Bắn một prôtôn vào hạt nhân 3Li7 đứng yên. Phản ứng tạo ra hai hạt nhân X giống nhau bay ra với cùng tốc độ và theo các phương hợp với phương tới của prôtôn các góc bằng nhau là 600. Lấy khối lượng của mỗi hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của nó. Bỏ qua hiệu ứng tương đối tính. Tỉ số giữa tốc độ của prôtôn và tốc độ của hạt nhân X là

Câu hỏi số 13

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Dùng hạt α có động năng 5,50 MeV bắn vào hạt nhân 13Al27 đứng yên gây ra phản ứng: 2He4 + 13Al27 X + 0n1. Phản ứng này thu năng lượng 2,64 MeV và không kèm theo bức xạ gamma. Lấy khối lượng các hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của chúng. Bỏ qua hiệu ứng tương đối tính. Khi hạt nhân X bay ra theo hướng lệch với hướng chuyển động của hạt α một góc lớn nhất thì động năng của hạt nơtron gần nhất với giá trị nào sau đây?

Câu hỏi số 14

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Khi bắn hạt p có động năng K vào hạt nhân 3Li7 đứng yên thì gây ra phản ứng 1H1 + 3Li74Be7 + X. Cho khối lượng các hạt nhân trong phản ứng lần lượt là mp = 1,0073 u, mLi = 7,016 u, mBe = 7,0169 u và mX = 1,0087 u. Lấy 1u = 931,5 MeV/c2. Bỏ qua hiệu ứng tương đối tính. Nếu hạt nhân X sinh ra đứng yên thì giá trị của K bằng

Câu hỏi số 15

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Khi bắn hạt p có động năng K vào hạt nhân 3Li7 đứng yên thì gây ra phản ứng 1H1 + 3Li73Li6 + X. Cho khối lượng các hạt nhân trong phản ứng lần lượt là mp = 1,0073 u, mLi7 = 7,016 u, mLi6 = 6,01512 u và mX = 2,014 u. Lấy 1u = 931,5 MeV/c2. Bỏ qua hiệu ứng tương đối tính. Nếu hạt nhân X sinh ra đứng yên thì giá trị của K bằng

Câu hỏi số 16

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Khi bắn hạt n vào hạt nhân 1H2 đứng yên thì gây ra phản ứng 0n1 + 1H21H3 + γ. Biết tia γ có năng lượng 6,256 MeV; tổng năng lượng nghỉ của các hạt trước phản ứng nhiều hơn tổng năng lượng nghỉ của các hạt sau phản ứng là 0,34 MeV. Xem tỉ lệ khối lượng các hạt bằng tỉ lệ số khối. Bỏ qua động lượng của tia γ. Bỏ qua hiệu ứng tương đối tính. Động năng của 1H3 bằng

Câu hỏi số 17

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Khi bắn hạt n vào hạt nhân 1H2 đứng yên thì gây ra phản ứng 0n1 + 1H21H3 + γ. Biết tia γ có năng lượng 6,256 MeV; tổng năng lượng nghỉ của các hạt trước phản ứng nhiều hơn tổng năng lượng nghỉ của các hạt sau phản ứng là 0,34 MeV. Xem tỉ lệ khối lượng các hạt bằng tỉ lệ số khối. Bỏ qua động lượng của tia γ. Bỏ qua hiệu ứng tương đối tính. Động năng của n bằng

Câu hỏi số 18

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Bắn một prôtôn có động năng K vào hạt nhân 3Li7 đứng yên. Phản ứng tạo ra hai hạt nhân X giống nhau bay ra với cùng động năng K’ và theo các phương hợp với phương tới của prôtôn các góc bằng nhau là 800. Coi tỉ lệ khối lượng bằng tỉ lệ số khối tương ứng. Bỏ qua hiệu ứng tương đối tính. Tỉ số K’/K gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 19

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Bắn một prôtôn có động năng 4 MeV vào hạt nhân 1T3 đứng yên. Phản ứng tạo ra hạt nơtron và hạt nhân 2He3 có động năng WT. Biết hai hạt sinh ra bay cùng hướng với hướng chuyển động của prôtôn lúc đầu. Biết phản ứng thu năng lượng 1,86 MeV. Coi tỉ lệ khối lượng bằng tỉ lệ số khối tương ứng. Bỏ qua hiệu ứng tương đối tính. Giá trị WT gần giá trị nào nhất sau đây?

Thời gian còn lại 00:00

Số câu đã làm 0/19

Câu hỏi

1 2 3 4 5
6 7 8 9 10

đề thi liên quan