Câu hỏi số 1

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Hạt nơtron có động năng 2 (MeV) bắn vào hạt nhân 3Li6 đứng yên, gây ra phản ứng hạt nhân tạo thành một hạt α và một hạt T. Các hạt α và T bay theo các hướng hợp với hướng tới của hạt nơtron những góc tương ứng bằng 150 và 300. Bỏ qua bức xạ γ. Bỏ qua hiệu ứng tương đối tính. Phản ứng thu hay toả năng lượng? (cho tỷ số giữa các khối lượng hạt nhân bằng tỷ số giữa các số khối của chúng).

Câu hỏi số 2

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Bắn hạt α có động năng 4 (MeV) vào hạt nhân nitơ 7N14 đứng yên, xẩy ra phản ứng hạt nhân: α + 7N148O17 + p. Biết động năng của hạt prôtôn là 2,09 (MeV) và hạt prôtôn chuyển động theo hướng hợp với hướng chuyển động của hạt α một góc 600. Coi khối lượng xấp xỉ bằng số khối. Bỏ qua hiệu ứng tương đối tính. Xác định năng lượng của phản ứng tỏa ra hay thu vào.

Câu hỏi số 3

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Khi bắn hạt α có động năng K vào hạt nhân 7N14 đứng yên thì gây ra phản ứng 2He4 + 7N148O17 + X. Cho khối lượng các hạt nhân trong phản ứng lần lượt là mHe = 4,0015 u, mN = 13,9992 u, mO = 16,9947 u và mX = 1,0073 u. Lấy 1u = 931,5 MeV/c2. Bỏ qua hiệu ứng tương đối tính. Nếu hạt nhân X sinh ra đứng yên thì giá trị của K bằng

Câu hỏi số 4

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Bắn hạt prôtôn vào hạt nhân 3Li7 đứng yên. Phản ứng hạt nhân sinh ra hai hạt nhân X giống nhau và có cùng tốc độ. Biết tốc độ của prôtôn bằng 4 lần tốc độ hạt nhân X. Coi khối lượng của các hạt nhân bằng số khối theo đơn vị u. Bỏ qua hiệu ứng tương đối tính. Góc tạo bởi hướng chuyển động của hai hạt X là

Câu hỏi số 5

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Dùng hạt α để bắn phá hạt nhân nhôm đứng yên, ta được hạt nhân phôtpho theo phản ứng: 2He4 + 13Al2715P30 + 0n1. Cho mAl = 26,974 u; mP = 29,970 u; mHe = 4,0015 u; mn = 1,0087 u; 1 u = 931 MeV/c2. Bỏ qua động năng của các hạt sinh ra sau phản ứng. Tính động năng tối thiểu của hạt α (theo đơn vị MeV) để phản ứng này có thể xảy ra.

Câu hỏi số 6

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Dùng chùm proton bắn phá hạt nhân 3Li7 đang đứng yên tạo ra 2 hạt nhân X giống nhau có cùng động năng là W nhưng bay theo hai hướng hợp với nhau một góc φ và không sinh ra tia gamma. Biết tổng năng lượng nghỉ của các hạt trước phản ứng nhiều hơn tổng năng lượng nghỉ của các hạt tạo thành là 2W/3. Bỏ qua hiệu ứng tương đối tính. Coi khối lượng hạt nhân đo bằng đơn vị khối lượng nguyên tử gần bằng số khối của nó thì

Câu hỏi số 7

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Bắn một hạt α có động năng 4,21 MeV vào hạt nhân nito đang đứng yên gây ra phản ứng: 7N14 + α  → 8O17 + p. Biết phản ứng này thu năng lượng là 1,21 MeV và động năng của hạt O gấp 2 lần động năng hạt p. Bỏ qua hiệu ứng tương đối tính. Động năng của hạt nhân p là

Câu hỏi số 8

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Dùng hạt α có động năng K bắn vào hạt nhân 13Al27 đứng yên gây ra phản ứng: 2He4 + 13Al27 15P30 + 0n1. Phản ứng này thu năng lượng 3,5 MeV và không kèm theo bức xạ gamma. Lấy khối lượng các hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của chúng. Hạt nhân 15P30 và hạt 0n1 bay ra theo các hướng hợp với hướng chuyển động của hạt α các góc lần lượt là 200 và 700. Bỏ qua hiệu ứng tương đối tính. Động năng của hạt 0n1 gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 9

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Bắn hạt α vào hạt nhân 7N14 đứng yên có phản ứng: 7N14 + α → 8O17 + p. Các hạt sinh ra có cùng véctơ vận tốc. Cho khối lượng hạt nhân (đo bằng đơn vị u) xấp xỉ bằng số khối của nó. Bỏ qua hiệu ứng tương đối tính. Tỉ số tốc độ của hạt nhân ô xi và tốc độ hạt α là

Câu hỏi số 10

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Bắn hạt α vào hạt nhân nitơ N14 đứng yên, xẩy ra phản ứng tạo thành một hạt nhân oxi và một hạt proton. Biết rằng hai hạt sinh ra có véctơ vận tốc như nhau, phản ứng thu năng lượng 1,21 (MeV). Bỏ qua hiệu ứng tương đối tính. Cho khối lượng của các hạt nhân thỏa mãn: mOmα = 0,21(mO + mP)2 và mpmα = 0,012(mO + mP)2. Động năng hạt α là

Câu hỏi số 11

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Dùng hạt nơtron 0n1 có động năng Wn bắn vào hạt nhân 6C12 đứng yên gây ra phản ứng: 0n1 + 6C12 → X + α. Phản ứng này thu năng lượng 5,696 MeV và không kèm theo bức xạ gamma. Lấy khối lượng các hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của chúng. Hạt nhân X và hạt α bay ra theo các hướng hợp với hướng chuyển động của hạt 0n1 các góc lần lượt là 430 và 900. Giá trị Wn gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 12

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Dùng một proton có động năng 5,58 (MeV) bắn phá hạt nhân 11Na23 đứng yên sinh ra hạt α và hạt nhân X và không kèm theo bức xạ γ. Biết năng lượng toả ra trong phản ứng chuyển hết thành động năng của các hạt tạo thành, động năng của hạt α là 6,6 (MeV) và động năng hạt X là 2,648 (MeV). Cho khối lượng các hạt tính theo u  bằng số khối. Bỏ qua hiệu ứng tương đối tính. Góc tạo bởi hướng chuyển động của hạt α và hướng chuyển động hạt proton là

Câu hỏi số 13

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Dùng chùm proton có động năng 1 (MeV) bắn phá hạt nhân 3Li7 đang đứng yên tạo ra 2 hạt nhân X có bản chất giống nhau và không kèm theo bức xạ γ. Biết hai hạt bay ra đối xứng với nhau qua phương chuyển động của hạt prôtôn và hợp với nhau một góc 170,50. Bỏ qua hiệu ứng tương đối tính. Coi khối lượng xấp xỉ bằng số khối. Hỏi phản ứng thu hay toả bao nhiêu năng lượng?

Câu hỏi số 14

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Dùng hạt nơtron 0n1 có động năng Wn bắn vào hạt nhân 6C12 đứng yên gây ra phản ứng: 0n1 + 6C12 → X + α. Phản ứng này thu năng lượng với độ lớn bằng Wn – 3,22 MeV và không kèm theo bức xạ gamma. Lấy khối lượng các hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của chúng. Hạt nhân X và hạt α bay ra theo các hướng hợp với hướng chuyển động của hạt 0n1 các góc lần lượt là 410 và 880. Giá trị Wn gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 15

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Khi bắn hạt α có động năng K vào hạt nhân 13Al27 đứng yên thì gây ra phản ứng 2He4  + 13Al2715P30 + X. Cho khối lượng các hạt nhân trong phản ứng lần lượt là mHe = 4,0015u, mAl = 26,97345u, mP = 29,97005u và mX = 1,0087u. Lấy 1u = 931,5 MeV/c2. Bỏ qua hiệu ứng tương đối tính. Nếu hạt nhân X sinh ra đứng yên thì giá trị của K gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 16

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Dùng hạt α có động năng K bắn vào hạt nhân 13Al27 đứng yên gây ra phản ứng: 2He4 + 13Al27 15P30 + 0n1. Phản ứng này thu năng lượng 3,5 MeV và không kèm theo bức xạ gamma. Lấy khối lượng các hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của chúng. Hạt nhân 15P30 và hạt 0n1 bay ra theo các hướng hợp với hướng chuyển động của hạt α các góc lần lượt là 190 và 710. Bỏ qua hiệu ứng tương đối tính. Động năng của hạt 0n1 gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 17

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Dùng hạt α có động năng K bắn vào hạt nhân 7N14 đứng yên gây ra phản ứng: 2He4 + 7N14 → X + 1H1. Phản ứng này thu năng lượng 1,21 MeV và không kèm theo bức xạ gamma. Lấy khối lượng các hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của chúng. Hạt nhân X và hạt nhân 1H1 bay ra theo các hướng hợp với hướng chuyển động của hạt α các góc lần lượt là 220 và 680. Bỏ qua hiệu ứng tương đối tính. Động năng của hạt 1H1

Câu hỏi số 18

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Một proton có khối lượng mp có tốc độ vp bắn vào hạt nhân bia đứng yên Li7. Phản ứng tạo ra 2 hạt X giống hệt nhau có khối lượng mx bay ra với vận tốc có độ lớn bằng nhau và hợp với nhau một góc 1200. Bỏ qua hiệu ứng tương đối tính. Tốc độ của các hạt X là

Câu hỏi số 19

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Bắn hạt α có động năng 4,01 MeV vào hạt nhân 7N14 đứng yên thì thu được một hạt prôtôn và một hạt nhân X. Phản ứng này thu năng lượng 1,21 MeV và không kèm theo bức xạ gamma. Biết tỉ số giữa tốc độ của hạt prôtôn và tốc độ của hạt X bằng 8,5. Lấy khối lượng các hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của chúng; c = 3.108 m/s; 1 u = 931,5 MeV/c2. Bỏ qua hiệu ứng tương đối tính. Tốc độ của hạt p là

Thời gian còn lại 00:00

Số câu đã làm 0/19

Câu hỏi

1 2 3 4 5
6 7 8 9 10

đề thi liên quan