Câu hỏi số 1

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Mạch dao động với tụ điện C và cuộn dây có độ tự cảm L đang dao động tự do. Người ta đo được điện tích cực đại trên một bản tụ là 10–6 (C) và dòng điện cực đại trong mạch 10 (A). Tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 (m/s). Bước sóng điện từ cộng hưởng với mạch có giá trị

Câu hỏi số 2

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Mạch chọn sóng của một máy thu gồm một tụ điện và cuộn cảm. Khi thu được sóng điện từ có bước sóng λ, người ta nhận thấy khoảng thời gian hai lần liên tiếp điện áp trên tụ có độ lớn bằng giá trị điện áp hiệu dụng là 5 (ns). Biết tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 (m/s).  Bước sóng λ là

Câu hỏi số 3

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Mạch chọn sóng của một máy thu gồm một tụ điện và cuộn cảm. Khi thu được sóng điện từ có bước sóng λ, người ta nhận thấy khoảng thời gian ngắn nhất từ lúc điện áp trên tụ cực đại đến lúc chỉ còn nửa giá trị cực đại là 5 (ns). Biết tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 (m/s).  Bước sóng λ là

Câu hỏi số 4

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Mạch dao động ở lối vào của một máy thu thanh gồm cuộn cảm có độ tự cảm 0,3 μH và tụ điện có điện dung thay đổi được. Biết rằng, muốn thu được một sóng điện từ thì tần số riêng của mạch dao động phải bằng tần số của sóng điện từ cần thu (để có cộng hưởng). Để thu được sóng của hệ phát thanh VOV giao thông có tần số 91 MHz thì phải điều chỉnh điện dung của tụ điện tới tới giá trị

Câu hỏi số 5

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Một mạch dao động LC có điện trở thuần không đáng kể. Cứ sau khoảng thời gian ngắn nhất 10 μs thì năng lượng điện trường trong tụ bằng không. Tốc độ ánh sáng trong chân không 3.108 (m/s). Mạch này có thể cộng hưởng được với sóng điện từ có bước sóng

Câu hỏi số 6

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Mạch chọn sóng có điện trở thuần 0,65 (mΩ). Nếu khi bắt được sóng điện từ mà suất điện động hiệu dụng trong khung là 1,3 (μV) thì dòng điện hiệu dụng trong mạch là bao nhiêu?

Câu hỏi số 7

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm 4 (μH) và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Khi bắt được sóng điện từ có bước sóng 25 (m) thì C gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 8

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây có độ tự cảm 1/(108π2) (mH) và một tụ xoay. Tụ xoay có điện dung thay đổi từ C1 đến C2 khi góc xoay α biến thiên từ 00 đến 900. Nhờ vậy mạch thu sóng có thể thu được các sóng nằm trong dải từ 10 (m) đến 20 (m). Biết điện dung của tụ điện là hàm bậc nhất của góc xoay. Viết biểu thức sự phụ thuộc điện dung theo góc xoay α.

Câu hỏi số 9

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến điện gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 20 (μH) và một tụ điện xoay có điện dung (điện dung là hàm bậc nhất của góc xoay) biến thiên từ 10 pF đến 500 pF khi góc xoay biến thiên từ 00 đến 1800. Khi góc xoay của tụ bằng 28,80 thì mạch thu được sóng điện từ có bước sóng gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 10

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Một sóng điện từ lan truyền trong chân không dọc theo đường thẳng từ điểm M đến điểm N cách nhau 15 m. Biết sóng này có thành phần điện trường tại mỗi điểm biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số 5 MHz. Lấy c = 3.108 m/s. Ở thời điểm t, Cảm ứng từ tại M bằng 0. Thời điểm nào sau đây cường độ điện trường tại N khác 0?

Câu hỏi số 11

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Một sóng điện từ có chu kì T, truyền qua điểm M trong không gian, cường độ điện trường và cảm ứng từ tại M biến thiên điều hòa với giá trị cực đại lần lượt là E0 và B0. Thời điểm t = t0, cường độ điện trường tại M bằng 0,5E0 và đang tăng. Đến thời điểm t = t0 + 0,2T, cảm ứng từ tại M có độ lớn gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 12

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Tại một điểm có sóng điện từ truyền qua, cảm ứng từ biến thiên theo phương trình B = B0cos(2π.l08t + π/3) (B0 > 0, t tính bằng s). Kể từ lúc t = 0, thời điểm đầu tiên để cường độ điện trường tại điểm đó bằng 0 là

Câu hỏi số 13

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây và một tụ xoay. Biết điện trở thuần của mạch là 0,01 (mΩ). Giả sử khi thu được sóng điện từ có bước sóng 15 (m) mà suất điện động hiệu dụng trong cuộn dây là 1 (μV) thì dòng điện hiệu dụng cực đại chạy trong mạch là

Câu hỏi số 14

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Một mạch LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 2 (mH) và tụ điện có điện dung 0,2 (μF). Khi thu được sóng điện từ thích hợp thì dung kháng của tụ điện là

Câu hỏi số 15

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Dùng một mạch dao động LC lí tưởng để thu cộng hưởng sóng điện từ, trong đó cuộn dây có độ tự cảm L không đổi, tụ điện có điện dung C thay đổi được. Mỗi sóng điện từ đều tạo ra trong mạch dao động một suất điện động cảm ứng. Xem rằng các sóng điện từ có biên độ cảm ứng từ đều bằng nhau. Khi điện dung của tụ điện C1 = 2.10–6 F thì suất điện động cảm ứng hiệu dụng trong mạch do sóng điện từ tạo ra là E1 = 4 μV. Khi điện dung của tụ điện C2 = 8.10–6 F thì suất điện động cảm ứng hiệu dụng do sóng điện từ tạo ra là

Câu hỏi số 16

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Một sóng điện từ có chu kì T, truyền qua điểm M trong không gian, cường độ điện trường và cảm ứng từ tại M biến thiên điều hòa với giá trị cực đại lần lượt là E0 và B0. Thời điểm t = t0, cường độ điện trường tại M bằng 0,5E0 và đang tăng. Đến thời điểm t = t0 + 0,1T, cảm ứng từ tại M có độ lớn gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 17

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Một sóng điện từ truyền qua điểm M trong không gian. Cường độ điện trường và cảm ứng từ tại M biến thiên điều hòa với giá trị cực đại lần lưọt là E0 và B0. Khi cảm ứng từ tại M bằng 0,5B0 thì cường độ điện trường tại đó có độ lớn là

Câu hỏi số 18

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Một sóng điện từ lan truyền trong chân không dọc theo đường thẳng từ điểm M đến điểm N với bước sóng lớn hơn MN. Biết sóng này có thành phần điện trường tại mỗi điểm biến thiên điều hòa theo thời gian với chu kì 180 (ns). Hình bên là đường cong biểu diễn mối liên hệ của điện trường tức thời tại điểm M (EM) và điện trường tức thời tại điểm N (EN). Tốc độ truyền sóng điện từ trong chân không bằng 3.108 m/s. MN gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 19

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Một sóng điện từ lan truyền trong chân không dọc theo đường thẳng từ điểm M đến điểm N với bước sóng lớn hơn MN. Biết sóng này có thành phần điện trường tại mỗi điểm biến thiên điều hòa theo thời gian với chu kì 180 (ns). Hình bên là đường cong biểu diễn mối liên hệ của điện trường tức thời tại điểm M (EM) và điện trường tức thời tại điểm N (EN). Ở thời điểm t, cường độ điện trường tại M cực đại. Thời điểm nào sau đây cường độ điện trường tại N bằng 0?

Câu hỏi số 20

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Từ Trái Đất, một ăngten phát ra những sóng cực ngắn đến Mặt Trăng. Thời gian từ lúc ăngten phát sóng đến lúc nhận sóng phản xạ trở lại là 2,56 (s). Hãy tính khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng. Biết tốc độ của sóng điện từ trong không khí bằng 3.108 (m/s).

Câu hỏi số 21

Vận dụng cao

Vận dụng thấp

Một anten parabol, đặt tại một điểm O trên mặt đất, phát ra một sóng truyền theo phương làm với mặt phẳng nằm ngang một góc 450 hướng lên cao. Sóng này phản xạ trên tầng điện li, rồi trở lại gặp mặt đất ở điểm M. Cho bán kính Trái Đất: R = 6400 km. Tầng điện li coi như một lớp cầu ở độ cao 100 km so với mặt đất. Độ dài của cung OM gần giá trị nào nhất sau đây?

Thời gian còn lại 00:00

Số câu đã làm 0/21

Câu hỏi

1 2 3 4 5
6 7 8 9 10
21

đề thi liên quan