Câu hỏi số 1

Thông hiểu

Biết

Một quả bóng, khối lượng 0,2 kg được ném về phía một vận động viên bóng chày với tốc độ 30 m/s. Người đó dùng gậy đập vào quả bóng cho bay ngược lại với tốc độ 20 m/s. Thời gian gậy tiếp xúc với bóng là 0,025 s. Lực mà bóng tác dụng vào gậy có độ lớn bằng

Câu hỏi số 2

Thông hiểu

Biết

Một vật có khối lượng 8 kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với độ lớn gia tốc 20 m/s2. Độ lớn lực gây ra gia tốc này bằng bao nhiêu? So sánh độ lớn của lực này với trọng lượng của vật. Lấy g = 10 m/s2.

Câu hỏi số 3

Thông hiểu

Biết

Một ôtô có khối lượng 1800 kg đang chuyển động thì bị hãm phanh với lực hãm có độ lớn bằng 900 N. Hỏi độ lớn và hướng của vectơ gia tốc mà lực này gây ra cho xe?

Câu hỏi số 4

Thông hiểu

Biết

Một lực có độ lớn F truyền cho vật có khối lượng m1 một gia tốc có độ lớn bằng 5 m/s2, truyền cho một vật khác có khối lượng m2 một gia tốc có độ lớn bằng 3 m/s2. Nếu đem ghép hai vật đó lại thành một vật thì lực đó truyền cho vật ghép một gia tốc có độ lớn bằng bao nhiêu?

Câu hỏi số 5

Thông hiểu

Biết

Một quả bóng, khối lượng 0,50 kg đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với một lực 500 N. Thời gian chân tác dụng vào bóng là 0,02 s. Quả bóng bay đi với tốc độ

Câu hỏi số 6

Thông hiểu

Biết

Tính lực đẩy trung bình của hơi thuốc súng lên đầu đạn ở trong nòng súng bộ binh, biết rằng đầu đạn có khối lượng m = 10 g, thời gian chuyển động của đạn trong nòng là 0,001 giây, tốc độ của viên đạn ở đầu nòng súng là v = 865 m/s.

Câu hỏi số 7

Thông hiểu

Biết

Một toa xe khối lượng 20 tấn chuyển động với tốc độ 54 km/h. Tính độ lớn lực cản trung bình tác dụng lên xe, nếu toa xe dừng lại sau thời gian 1 phút 40 giây?

Câu hỏi số 8

Thông hiểu

Biết

Một viên đạn khối lượng 10 g chuyển động với tốc độ 200 m/s đập vào một tấm gỗ và xuyên sâu vào tấm gỗ một đoạn s. Biết thời gian chuyển động của viên đạn trong tấm gỗ bằng 4.10-4 giây và độ lớn lực cản trung bình của tấm gỗ lên viên đạn là Fc. Độ lớn của Fc/s bằng

Câu hỏi số 9

Thông hiểu

Biết

Một lực có độ lớn 2 N tác dụng vào một vật có khối lượng 2,0 kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2 s. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là

Câu hỏi số 10

Thông hiểu

Biết

Một vật nhỏ khối lượng 2 kg, lúc đầu đứng yên. Nó bắt đầu chịu tác dụng đồng thời của hai lực có độ lớn lần lượt F1 = 4 N và F2 = 3 N. Góc giữa hai lực đó là 300. Quãng đường vật đi được sau 1,5 s gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 11

Thông hiểu

Biết

Một vật có khối lượng 3 kg đang chuyển động thẳng đều với tốc độ 2 m/s thì chịu tác dụng của một lực 9 N cùng hướng với hướng chuyển động. Vật sẽ chuyển động 19,5 m tiếp theo trong thời gian là

Câu hỏi số 12

Thông hiểu

Biết

Một ô tô có khối lượng 1500 kg khi khởi hành được tăng tốc bởi một lực 2000 N trong 18 giây đầu tiên. Tốc độ của xe đạt được ở cuối khoảng thời gian đó là

Câu hỏi số 13

Thông hiểu

Biết

Phải tác dụng một lực 100 N vào một xe chở hàng có khối lượng 400 kg trong thời gian bao nhiêu để tăng tốc độ của nó từ 10 m/s lên đến 12 m/s?

Câu hỏi số 14

Thông hiểu

Biết

Một vật có khối lượng 3 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi được 80 cm trong 0,5 s. Độ lớn hợp lực tác dụng vào vật là

Câu hỏi số 15

Thông hiểu

Biết

Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 6 kg làm tốc độ của nó tăng dần từ 2 m/s đến 8 m/s trong 3 s. Độ lớn lực tác dụng vào vật là

Câu hỏi số 16

Thông hiểu

Biết

Một vật có khối lượng 50 kg, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được 50 cm thì có tốc độ 0,7 m/s. Lực tác dụng vào vật có giá trị là:

Câu hỏi số 17

Thông hiểu

Biết

Một ô tô đang chạy với tốc độ 60 km/h thì người lái xe hãm phanh, xe đi tiếp được quãng đường 25 m thì dừng lại. Hỏi nếu ô tô chạy với tốc độ 120 km/h thì quãng đường đi được từ lúc hãm phanh đến khi dừng lại là bao nhiêu? Giả sử lực hãm trong hai trường hợp bằng nhau.

Câu hỏi số 18

Thông hiểu

Biết

Lực có độ lớn F1 tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian 0,8 s làm tốc độ của nó thay đổi từ 0,4 m/s đến 0,72 m/s. Lực khác có độ lớn F2 tác dụng lên nó trong khoảng thời gian 2 s làm tốc độ của nó thay đổi từ 0,8 m/s đến 1 m/s. Biết các lực đó có độ lớn không đổi và có phương luôn cùng phương với chuyển động. Tỉ số F1/F2 bằng

Câu hỏi số 19

Thông hiểu

Biết

Lực có độ lớn F tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian 2 s làm tốc độ của nó thay đổi từ 0,8 m/s đến 1 m/s. Biết lực đó có độ lớn không đổi và có phương luôn cùng phương với chuyển động. Nếu lực đó tác dụng lên vật trong khoảng thời gian 2,4 s thì tốc độ của vật thay đổi một lượng

Câu hỏi số 20

Thông hiểu

Biết

Một vật đang chuyển động dọc theo chiều dương của trục Ox thì một lực không đổi có phương song song với trục Ox, tác dụng vào vật trong khoảng thời gian 0,6 s làm vận tốc của nó thay đổi từ 8 cm/s đến 5 cm/s. Tiếp đó, tăng độ lớn của lực lên gấp đôi trong khoảng thời gian 2,1 s nhưng vẫn giữ nguyên hướng của lực. Vận tốc của vật tại thời điểm cuối bằng

Câu hỏi số 21

Thông hiểu

Biết

Một chất điểm đang chuyển động thẳng đều dọc theo chiều dương của trục Ox. Đúng thời điểm t = 0, chất điểm qua gốc tọa độ, thì một lực không đổi cùng phương với phương trục Ox, tác dụng vào chất điểm trong khoảng thời gian 0,6 s làm vận tốc của nó thay đổi từ 9 cm/s đến 6 cm/s. Tiếp đó, tăng độ lớn của lực lên gấp đôi trong khoảng thời gian 2,2 s nhưng vẫn giữ nguyên hướng của lực. Chất điểm đổi chiều chuyển động ở thời điểm

Câu hỏi số 22

Thông hiểu

Biết

Một chất điểm đang chuyển động thẳng đều dọc theo chiều dương của trục Ox. Đúng thời điểm t = 0, chất điểm qua gốc tọa độ, thì một lực không đổi cùng phương với phương trục Ox, tác dụng vào chất điểm trong khoảng thời gian 0,6 s làm vận tốc của nó thay đổi từ 9 cm/s đến 6 cm/s. Tiếp đó, tăng độ lớn của lực lên gấp đôi trong khoảng thời gian 2,2 s nhưng vẫn giữ nguyên hướng của lực. Chất điểm đổi chiều chuyển động ở tọa độ gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 23

Thông hiểu

Biết

Một vật có khối lượng 1 kg, chuyển động về phía trước với tốc độ 4 m/s, va chạm vào một vật thứ hai đang đứng yên. Sau va chạm, vật thứ nhất chuyển động ngược trở lại với tốc độ 1 m/s, còn vật thứ hai chuyển động với tốc độ 2 m/s. Khối lượng của vật thứ hai bằng

Câu hỏi số 24

Thông hiểu

Biết

Một quả bóng có khối lượng 0,1 kg bay với tốc độ 25 m/s đến đập vuông góc với một bức tường rồi bị bật trở lại theo phương cũ với tốc độ 15 m/s. Khoảng thời gian va chạm bằng 0,05 s. Tính độ lớn lực của tường tác dụng lên quá bóng, coi lực này là không đổi trong suốt thời gian tác dụng.

Câu hỏi số 25

Thông hiểu

Biết

Một vật có khối lượng 0,5 kg chuyển động nhanh dần đều với độ lớn vận tốc ban đầu 2 m/s. Sau thời gian 4 giây nó đi được quãng đường 24 m. Biết rằng vật luôn chịu tác dụng của lực kéo FK và lực cản FC = 1 N. Độ lớn của lực kéo bằng

Câu hỏi số 26

Thông hiểu

Biết

Một vật có khối lượng 0,5 kg chuyển động nhanh dần đều với độ lớn vận tốc ban đầu 2 m/s. Sau thời gian 4 giây nó đi được quãng đường 24 m. Biết rằng vật chịu tác dụng của lực kéo FK và lực cản FC = 1 N. Nếu sau thời gian 4 giây đó, lực kéo ngừng tác dụng thì sau bao lâu vật dừng lại?

Câu hỏi số 27

Thông hiểu

Biết

Một ôtô không chở hàng có khối lượng 2 tấn, khởi hành với gia tốc có độ lớn 0,36 m/s2. Khi ôtô chở hàng thì khởi hành với gia tốc có độ lớn 0,12 m/s2. Biết rằng hợp lực tác dụng vào ôtô trong hai trường hợp đều bằng nhau. Khối lượng của hàng hoá trên xe bằng

Câu hỏi số 28

Thông hiểu

Biết

Trong hệ ở hình vẽ bên, khối lượng của hai vật là m1 = m2 = 1 kg. Sợi dây rất nhẹ, không dãn, bỏ qua khối lượng của ròng rọc, bỏ qua mọi ma sát. Lấy g = 9,8 m/s2. Khi hệ bắt đầu chuyển động, độ lớn gia tốc của m1 gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 29

Thông hiểu

Biết

Qua một ròng rọc A khối lượng không đáng kể, người ta luồn một sợi dây, một đầu buộc vào quả nặng m1 = 5 kg, đầu kia buộc vào một ròng rọc B khối lượng không đáng kể. Qua B lại vắt một sợi dây khác. Hai đầu dây nối với hai quả nặng m2 = 3 kg và m3 = 1 kg. Ròng rọc A với toàn bộ các trọng vật được treo vào một lực kế lò xo (xem hình vẽ). Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn gia tốc của quả nặng m3 bằng

Câu hỏi số 30

Thông hiểu

Biết

Một vật có khối lượng m = 1 kg được treo vào trục quay của một ròng rọc động như hình vẽ bên. Sợi dây rất nhẹ, không dãn, bỏ qua khối lượng của ròng rọc, bỏ qua mọi ma sát. Lấy g = 9,8 m/s2. Đầu dây còn lại được vắt qua ròng rọc cố định được kéo xuống bởi lực có hướng thẳng đứng trên xuống có độ lớn F. Nếu m đứng yên thì F gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu hỏi số 31

Thông hiểu

Biết

Hai vật được nối với nhau bằng một sợi dây lí tưởng vắt qua ròng rọc lý tưởng như hình vẽ bên.  Vật treo m2 nặng gấp đôi vật m1 trên mặt bàn rất rộng nằm ngang nhẵn. Tại thời điểm ban đầu dây nối m1 hợp với phương ngang một góc α. Sau khi buông tay các vật bắt đầu chuyển động. Lấy g = 10 m/s2. Tại thời điểm m1 bắt đầu rời khỏi mặt bàn thì α = 450, độ lớn gia tốc của m1 là a1 và độ lớn gia tốc của m2 là a2. Giá trị của (a1 + a2) gần giá trị nào nhất sau đây?

Thời gian còn lại 00:00

Số câu đã làm 0/31

Câu hỏi

1 2 3 4 5
6 7 8 9 10
31

đề thi liên quan